Victor Hugo, « vị cứu tinh » của Nhà Thờ Đức Bà Paris

RFI

media
Paris nh́n từ trên nóc nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà Thờ Đức Bà Paris là một biểu tượng tôn giáo, kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Paris và cả nước Pháp. Nhưng trong suốt 856 năm tồn tại, không phải lúc nào công tŕnh được xây dựng từ thời Trung Cổ cũng được coi là một « viên ngọc quư » hay một « báu vật ».

Vào thời Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, nhất là hồi đầu thế kỷ XIX, trong t́nh trạng xuống cấp nặng nề, nhà thờ đă có thời bị bỏ hoang, biến thành nơi chứa đồ. Người ta thậm chí c̣n tính đến chuyện phá dỡ công tŕnh để lấy những viên đá xây nhà thờ bán đi lấy tiền. Vào năm 1831, tiểu thuyết « Nhà Thờ Đức Bà Paris » của Victor Hugo ra đời và gây tiếng vang lớn, góp phần làm hồi sinh công tŕnh vốn được xây dựng trong suốt gần 200 năm, kể từ năm 1163.

Trong tác phẩm của Victor Hugo, Nhà Thờ Đức Bà Paris hiện lên như một nhân vật sống động, lộng lẫy, huy hoàng nhưng phải chịu sự khinh miệt, bị khạc nhổ làm vấy bẩn, ô uế. Victor Hugo muốn nói tới các hành vi phá hoại và những người phục dựng nhà thờ không đúng cách, bằng cách cho thêm các chi tiết của thế kỷ XIX vào kiệt tác kiến trúc Trung Cổ theo phong cách gothique.

Sử gia Anne-Marie Thiesse, giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp CNRS, giải thích trên báo Le Monde ngày 16/04/2019 là Victor Hugo đă đấu tranh kịch liệt chống các hành vi phá hoại các công tŕnh tôn giáo, tạo động lực thúc đẩy chính quyền cho phục dựng Nhà Thờ Đức Bà Paris. Vào năm 1843, công tác cải tạo nhà thờ được khởi công dưới sự chỉ đạo của Eugène Viollet-le-Duc và kéo dài suốt 20 năm. Chính trong giai đoạn này, chóp nhọn h́nh mũi tên cao 93m, làm bằng gỗ sồi bọc ch́, nặng 750 tấn (500 tấn gỗ sồi và 250 tấn ch́), với bốn dăy tượng các tông đồ tạc bằng đồng, đă được dựng lên. Kiệt tác Trung Cổ đă hồi sinh ! Sau này, nhà thờ c̣n được cải tạo thêm nhiều lần.

Nhờ Victor Hugo, Nhà Thờ Đức Bà Paristrở thành « nhà thờ lớn của dân tộc »

 

Tại Pháp, cho đến cuối thế kỷ XVIII, thời Trung Cổ bị coi là thời kỳ tối tăm, u muội của thói mê tín dị đoan. Nhà Thờ Đức Bà Paris, công tŕnh của thời Trung Cổ v́ thế không được đánh giá cao, đặc biệt vào thời Cách Mạng Tư Sản Pháp. Nhưng theo sử gia Anne-Marie Thiesse, nhờ tác phẩm « Nhà Thờ Đức Bà Paris », vào thế kỷ XIX, người Pháp được khám phá lại công tŕnh kiến trúc gothique, không chỉ về nét đẹp thẩm mỹ mà c̣n cả về góc nh́n chính trị.

Trong tiểu thuyết của Hugo, nhà thờ thành biểu tượng của t́nh đoàn kết dân tộc. Đại văn hào Victor Hugo đă tái hiện một xă hội Pháp với những con người thuộc đủ mọi tầng lớp xă hội, từ giới quư tộc, cho đến cả những nhân vật như Esmeralda và Quasimodo vốn từng bị xă hội ruồng rẫy, gạt bỏ. Nhà Thờ Đức Bà Paris nhờ vậy làm sống lại t́nh đoàn kết dân tộc. Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp CNRS kết luận nhờ có Victor Hugo, Nhà Thờ Đức Bà Parisđă trở thành « nhà thờ lớn của dân tộc » Pháp.



 

More reading