“Tổng thống loạn”: Thời kỳ kiềm chế Trump đă chấm dứt

Posted on December 26, 2018

Philip Rucker | Sydney Tran

Trong hai năm, họ đă cố gắng dạy kèm và hạn chế ông. Họ đă dạy ông lịch sử, giải thích các khác biệt tinh tế và đánh bại những tai tiếng. Họ nài nỉ ông phải cân nhắc cẩn thận, khuyên nhủ và chuẩn bị các đề tài thảo luận để cố gắng thuyết phục nhóm bảo thủ đang ủng hộ ông bớt bồn chồn đ̣i bằng được một sự đột phá. Nhưng cuối cùng, họ đă thất bại.

WASHINGTON, DC – 21 tháng 12: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham kư Đạo luật Bước đầu tiên và Đạo luật Cải cách Tư pháp vị thành niên tại Pḥng Bầu dục của Ṭa Bạch ốc ngày 21 tháng 12 năm 2018 tại Washington, DC. Nguồn: Ảnh của Win McNamee / Getty Images.

Đối với Tổng thống Trump, thời kỳ kiềm chế đă chấm dứt. Từng người một, các cố vấn dày dạn được coi là những bức tường cản trở sự bốc đồng liều lĩnh của Trump rồi cũng đă bị gạt sang một bên hoặc, như Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis hôm thứ Năm vừa rồi, từ chức trong một hành động phản kháng phi thường.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Corker (R-Tenn.,) nói ví von rằng “nhà trẻ cho người già” nay đă đóng cửa.

Trump sẽ bước vào năm thứ ba với tư cách là một tổng thống không bị ràng buộc. Ông phải chiến đấu với những người mà ông xem là kẻ thù, quyết tâm thực hiện những lời hứa cứng rắn trong cuộc tranh cử vừa rồi và lo sợ bất kỳ sự chia rẻ nào trong liên minh chính trị của ông.

Cho đến nay, thành quả thật lộn xộn. Chính phủ liên bang đóng cửa. Thị trường chứng khoán đang sụt rớt tự do. Các đồng minh nước ngoài đang lên tiếng báo động. Các thế lực thù địch như Nga th́ hoan hô cổ vũ. Và các nhà lập pháp theo đảng Cộng ḥa khi xưa ngại bất đồng với Trump th́ bây giờ lại công khai phê phán.

“Tôi muốn ông ta thành công, nhưng tôi thấy ḿnh đang ở một vị trí mà cách tốt nhất tôi có thể giúp tổng thống là nói lên sự thật theo nhận xét của tôi” ông TNS Lindsey O. Graham (R S.C.), một người thân tín và là bạn thường xuyên chơi gôn với Trump đă nói khi ông phản đối kịch liệt quyết định đột ngột rút quân khỏi Syria của Trump, mặc kệ lời khuyên của các cố vấn quân sự.

Chung quanh Trump bây giờ là những người chỉ biết vâng dạ. So với đại tướng Mattis và các các cựu tướng quân khác đă cố gắng kiềm hăm Trump, th́ công việc của những người dưới trướng bây giờ là làm theo lời Trump, ngay cả khi họ không đồng ư. Trump đă chỉ định một số viên chức, kể cả chức Chánh Văn Pḥng mới của Nhà Trắng của Mick Mulvaney, trong vai tṛ là “tạm thời.” Có nghĩa là họ phải hết sức làm hài ḷng Trump truớc khi được trao quyền chính thức. Và Trump cũng đang bêu riếu gay gắt ông chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Jerome H. Powell, người mà Trump đổ lỗi là đang làm cho thị trường Mỹ tuột dốc. Trump c̣n nói là đáng lẽ ông đă không nên chọn Powell vào chức vụ này.

Trong khi đó, những người thân thích trong gia đ́nh Trump th́ đang được lên chức. Con rể của ông – Jared Kushner – hiện là một đàm phán viên ngày càng có ảnh hưởng với các chính phủ ngoại quốc, chẳng hạn như nước Ả Rập. Kushner đă được phái đi cùng với Phó Tổng thống Pence và Mulvaney để đàm phán một thỏa thuận chi tiêu với các nhà lănh đạo tại Quốc Hội trước khi chính phủ đóng cửa.

Tổng thống ngày càng bị cô lập Donald Trump đă giải thích tư duy của ḿnh trong cuộc phỏng vấn ngày 27/11 với tờ The Washington Post:

“Tôi có linh tính và đôi khi linh tính của tôi giúp tôi biết nhiều hơn là trí tuệ của bất cứ ai.”

Đầu năm nay, Trump đă bắt đầu bất chấp khuyên can của các cố vấn kinh tế như Gary Cohn, người đă từ chức vào tháng 3, và dựa vào bản năng theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc của ḿnh để tăng thuế nhập cảng.

Nhưng sự ra đi của Mattis kèm theo các hệ lụy về an ninh quốc gia đă gây ra một cú sốc lo lắng cho Washington và các quốc gia trên thế giới. Sự lo lắng này vượt xa những lo lắng về các chính sách thương mại trước đó của Trump.

“Trump là vị tổng thống loạn,” theo lời ông Barry McCaffrey, một đại tướng bốn sao nay đă nghỉ hưu.

Tướng McCaffrey nói thêm: “Trong mắt các đồng minh và các chuyên gia về sức mạnh an ninh quốc gia của chúng ta, th́ Trump là một kẻ bất tài và bốc đồng. Trump đă đưa ra những quyết định tồi tệ làm mất ḷng các đồng minh rồi đi ăn nằm với những người đe dọa đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.”

Lănh đạo thiểu số Thượng viện Charles E. Schumer (D-N.Y.) gọi tuần này là một “tuần lễ hỗn loạn nhất của một tổng thống hỗn loạn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.”

Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, ông nói thêm: “Chính phủ của chúng ta đang thiếu sự lănh đạo ổn định và có kinh nghiệm. Với nhiều người nghỉ việc như vầy, nó sẽ c̣n trở nên bất ổn hơn nữa. Tổng thống đang đưa ra quyết định mà không cần tư vấn, không cần chuẩn bị, và thậm chí không có được đến sự liên lạc giữa các bộ phận và cơ quan liên quan đến vấn đề.”

Hăy nh́n vào những vụ từ chức hoặc sa thải gần đây.

Mattis, một cựu đại tướng thủy quân lục chiến đáng kính, một người lănh đạo được toàn thế giới tôn trọng, đặc biệt là trong số các nước NATO, đă nghỉ việc sau khi Trump không nghe ông cố vấn và rút quân ra khỏi Syria. Lá thư từ chức của ông là một lời quở trách sâu sắc về thế giới quan của Trump. Một cách nh́n thế giới mà ông xem là mối đe dọa với nền trật tự toàn cầu đă được Hoa Kỳ đă giúp xây dựng trong bảy thập kỷ vừa qua.

John F. Kelly, một tướng thủy quân lục chiến khác được kính trọng bởi mọi người v́ kinh nghiệm chiến trường, cũng đă bị truất phế khỏi chức vụ chánh văn pḥng Nhà Trắng sau khi có bất đồng với Trump v́ phương thức quản lư quá kỷ luật. Trump có mời một số người thay thế nhưng bị họ từ chối. Cuối cùng Trump chọn Mulvaney để thay thế Kelly – ít nhất là tạm thời. Mulvaney đă thề với Trump rằng ông chỉ sẽ cố gắng quản lư nhân viên chứ không quản lư Trump.

Nikki Haley trong tư cách đại sứ Liên Hiệp Quốc đă thể hiện xu hướng độc lập và công kích Nga cùng các đối thủ khác của Mỹ hơn Trump cũng sẽ từ chức trong tháng này. Trump đề cử bà Heather Nauert, người từng làm việc truyền thông cho ông trên chương tŕnh Fox News, thay thế với tư cách là phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao.

Đầu năm nay, Trump đă băi nhiệm H.R. McMaster, một trung tướng quân đội và một nhà nghiên cứu quân sự, khỏi chức vụ cố vấn an ninh quốc gia. Người thay thế là John Bolton, một thành viên kỳ cựu của nhóm tân bảo thủ từ thời George W. Bush. Người ta nghĩ rằng Bolton sẽ thích hợp với những bốc đồng của Trump hơn là McMaster.

Trump muốn hoàn toàn tự do làm những ǵ ông ta muốn, bất cứ khi nào ông ta muốn, và ông ta sắp được toại nguyện. Đó là nỗi kinh hoàng không chỉ đối với Quốc hội mà đối với cả thế giới,” ông Thomas Wright thuộc Viện Brookings nói.

Rex Tillerson, ngoại trưởng đầu tiên của Trump và là một giám đốc điều hành có kinh nghiệm lâu năm, gần đây đă mô tả sự vô ích của việc cố gắng kiềm chế Trump. Ông nói Trump là một người “khá vô kỷ luật, không thích đọc, không đọc báo cáo tóm tắt, không muốn t́m hiểu chi tiết về nhiều thứ, mà chỉ thích nói, ‘Đây là điều tôi tin.”

Trong một cuộc phỏng vấn với Bob Schieffer của CBS News, Tillerson giải thích:

“Trump thường nói : ‘Đây là những ǵ tôi muốn làm, và đây là cách tôi muốn làm,’ và tôi phải trả lời Trump rằng: ‘Thưa Tổng Thống, tôi hiểu những ǵ ông muốn làm, nhưng ông không thể làm điều đó và theo cách đó, v́ nó vi phạm luật pháp.”

Trump đă sa thải Tillerson vào tháng 3 vừa rồi sau nhiều tháng căng thẳng và thay thế Tillerson bằng Mike Pompeo, người có mối quan hệ cá nhân tốt hơn với Trump.

Ông David Axelrod, một chiến lược gia chính trị, người từng là cố vấn Nhà Trắng cho Tổng thống Barack Obama, nói :

Trong cách suy nghĩ của Trump và một số người ủng hộ ông ấy, th́ ông ta đang gạt bỏ những nhân vật có thể ngăn cản những hành động theo bản năng của Trump để thực thi những ǵ ông ta cam kết trong lúc tranh cử.

“Tuy nhiên, bản năng của ông ta rất bốc đồng, hầu như nó luôn luôn dựa trên một nền tảng chính trị hẹp ḥi và thường bị thúc đẩy bởi sự bất chấp. Trump không được kiềm chế là một vấn đề đáng sợ.”

Đồng thời, một số thể chế dùng để kiểm soát các bốc đồng của Trump cũng đang bị vô hiệu quả. Quyết định rút quân khỏi Syria của Trump là một điều bất ngờ với Tướng Joseph F. Dunford Jr., Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, v́ ông không được tham vấn.

Chủ tịch Hạ viện Paul D. Ryan (R-Wis.) và người lănh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell (R-Ky.), sau khi nhận được thỏa hiệp với Nhà Trắng về con số chi tiêu của ngân sách, cuối cùng cũng không thể ngăn chặn chính phủ ngưng hoạt động sau Trump trở cờ v́ bị Rush Limbaugh, Ann Coulter và những người trong nhóm truyền thông bảo thủ khác chỉ trích.

“Đây là sự chuyên chế của những người làm chương tŕnh phát thanh, phải không?” thượng nghị sĩ về hưu Corker đặt câu hỏị “những người Cộng ḥa có c̣n thực sự tin tưởng vào hướng đi của Trump không? Bộ chúng ta là con nít à.”

Một số nhà cố vấn cũ và đồng minh của Trump cũng có cùng mối quan ngại về cách hành xử của Trump gần đây. Một cựu quan chức chính quyền cấp cao cho biết, một “sự can thiệp” có thể là cần thiết. Và một chiến lược gia của đảng Cộng ḥa làm việc chặt chẽ với Nhà Trắng đă gọi t́nh trạng hiện giờ là “nghiêm trọng, nghiêm trọng, nghiêm trọng.”

Chiến lược gia này, được giấu tên để có thể nói thẳng, đă so sánh Trump với tổng thống Richard M. Nixon và George W. Bush. “Khác với thời Nixon, hiện giờ không có ai là người lớn.” Có Phó Tổng Thống cũng như không. Ông ta chỉ biết gật gù; không được như cựu Phó Tổng Thống Cheney.

Kể từ khi bị thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng trước, Trump rất bận tâm với những lo lắng về sự sống c̣n của quyền lực chính trị của ḿnh. Đảng Dân chủ sẽ tiếp quản Hạ Viện vào ngày 3 tháng 1, thế nào cũng sẽ có thêm một loạt điều tra về tư cách, tài chính cá nhân và những cáo buộc tham nhũng trong chính quyền của Trump.

Trong khi đó, các cuộc điều tra liên bang khác cũng đang leo thang. Cuộc điều tra liên quan với Nga của Cố vấn đặc biệt Robert S. Mueller III đă chuyển sang giai đoạn nguy hiểm hơn. Cuộc điều tra đó, cũng như một cuộc điều tra khác của liên bang về các khoản tiền thanh toán bất hợp pháp cho những phụ nữ có liên hệ t́nh dục với Trump, đă là cái bẫy bắt giữ luật sư riêng của Trump Michael Cohen, cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và cựu chủ tịch tranh cữ Paul Manafort, trong số những người khác.

Trong một vụ khác, tuần trước Trump đă phải đồng ư đóng cửa quỹ từ thiện mang tên gia đ́nh của ông sau khi Bộ Trưởng Tư Pháp New York, bà Barbara Underwood, nói rằng hội từ thiện đó đă có những “hoạt động theo mô h́nh bất hợp pháp thật sửng sốt.”

Ian Bremmer, một chuyên gia đối ngoại và là chủ tịch của nhóm Eurasia Group, cho rằng mặc dù có nhiều phản ứng trên toàn cầu về sự ra đi của Mattis, việc Trump sa thải Stephen K Bannon khỏi chức vụ chiến lược gia của Nhà Trắng hồi năm ngoái mới thật sự quan trọng hơn. Ông Bremmer nói,

“Sự bớt giảm chức năng thiệt hại mà chính quyền Trump có thể gây ra cho thế giới từ việc sa thải Bannon đáng kể hơn là sự hỗn loạn và nguy hiểm từ vụ từ chức của ông Mattis.”

“Trên thực tế, Bannon là một người có khả năng thuyết phục, có nhiều ảnh hưởng và quyền lực v́ được Trump nghe lời. Bannon mới là người muốn làm đảo lộn, phá hỏng hoàn toàn các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.”

Mặc dầu vậy, c̣i báo động cũng đă kêu vang tuần trước ở những cơ quan thiết lập các chính sách đối ngoại. Việc Mattis từ chức đă được các tổ chức xem là một hành động quan trọng phi thường.

Eliot A. Cohen, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao trong chính quyền của Tổng thống Bush và cũng là một nhà phê b́nh TT Trump, đă viết trên tạp chí Đại Tây Dương như sau:

“Hàng ngũ của chính phủ cao cấp hiện giờ chỉ c̣n những người không xương sống và những kẻ cơ hội, những kẻ mưu mô và lo toan cho sự nghiệp riêng mà thôi.”

“Họ sẽ cố gắng thao túng Trump, hoặc sẽ thực hiện một số nỗ lực yếu ớt để phá hoại ông ta,” ông Cohen nói thêm, “nhưng cuối cùng họ cũng sẽ theo Trump.”


Nguồn:  — Sydney Tran· “Tổng thống loạn”: Thời kỳ kiềm chế Trump đă chấm dứt | Facebook |Tuesday, December 25, 2018
 ‘A rogue presidency’: The era of containing Trump is over | Philip Rucker | The Washington Post | Decemebr 22. 2018.


 

============


 

 

Syria : Sự phản bội của Trump

Thùy Dương Đăng ngày 27-12-2018  Sửa đổi ngày 27-12-2018 17:06

mediaLính Mỹ tuần tra tại khu vực Kurdistan Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh ngày 04/11/2018

 

Một ḿnh chống lại tất cả, hay gần như tất cả. Trên đây là câu mở đầu trong bài xă luận của báo Le Monde « Syria : Sự phản bội của Trump ». Tổng thống Mỹ đă ra lệnh rút quân đội khỏi Syria. Hôm 19/12, chủ nhân Nhà Trắng viết trên Twitter : « Chúng ta đă thắng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ». Rồi sau đó, trong một đoạn video, tổng thống Donald Trump nói : « Chúng ta đă chiến thắng. Đă đến lúc các đội quân của chúng ta trở về nhà. Tất cả họ sẽ trở về, và họ sẽ về ngay từ bây giờ ».

Khi nhắc đến 2.000 quân nhân Mỹ đóng ở Syria, Donald Trump cho thấy ông đang thực hiện một trong các lời hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Nguyên thủ Mỹ cũng dự kiến rút một nửa số quân khỏi Afghanistan. Kể từ khi tổng thống George W.Bush chọn cách đáp trả vụ tấn công 11/09/2011 bằng các cuộc chiến, hai tổng thống kế nhiệm là Barack Obama và Donald Trump đă đắc cử với lời hứa ngưng can thiệp quân sự vào Afghanistan.

Nhưng theo Le Monde, vấn đề nằm ở chỗ quyết định của tổng thống Trump, trong t́nh trạng xung đột hiện nay, là vô cùng nguy hiểm. Trái ngược với những điều mà ông khẳng định, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chưa bị đánh bại. Từ hai năm nay, Daech mất các thành phố và vùng lănh thổ đặt căn cứ địa, nhưng thủ lĩnh Daech, Abou Bakr Al Baghdadi vẫn c̣n sống. Daech vẫn c̣n 20.000-30.000 chiến binh ở vùng biên giới Irak - Syria.

Một vấn đề khác là quyết định của chủ nhân Nhà Trắng chỉ làm hài ḷng một bên là Matxcơva, Teheran, Damas và bên kia là Ankara. Tuy nhiên, không ai trong liên quân chống Daech hài ḷng. Và chính Washington lại là nơi Donald Trump bị phản đối nhiều nhất. Bộ trưởng Quốc Pḥng James Mattis và đặc phái viên bộ Ngoại Giao Mỹ tại liên minh chống Hồi Giáo cực đoan, Brett McGurt, đă ngay lập tức từ chức.

Mọi chuyện diễn ra cứ như thể Donald Trump đă quyết định một ḿnh, mang lại lợi ích cho Matxcơva và Ankara, mà không thương lượng đổi chác điều ǵ. Tổng thống Nga Valdimir Putin, người từng nhận xét « Donald có lư », mới là người chiến thắng. C̣n về Recept Erdogan, chính sau khi bàn luận với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mà Donald Trump thông báo quyết định rút quân khỏi Syria : Thổ Nhĩ Kỳ trở thành « cánh tay vũ trang » của Mỹ trong cuộc chiến chống Daech ở Syria. Đổi lại, Erdogan được Trump bật đèn xanh cho phép tiêu diệt dân quân Kurdistan.

 

 

Le Monde nhận định quyết định của Donald Trump thật đáng xấu hổ, đó là « một sự phản bội ». Lực lượng dân quân Kurdistan đă từng là đồng minh tốt nhất của liên quân quốc tế chống Daech ở Syria. Dân quân Kurdistan vẫn ngày ngày chống phiến quân Hồi giáo cực đoan, giữ không cho hàng ngàn chiến binh Daech tỏa ra khắp thế giới, nhất là không để họ thâm nhập vào châu Âu. Bị Hoa Kỳ bỏ rơi, dân quân Kurdistan sẽ rơi ṿng ḱm kẹp của Ankara và Damas.

Bài xă luận của Le Monde kết luận là giờ đây, ai cũng lường trước một điều : lời nói của tổng thống Mỹ không có nghĩa lư ǵ. Quư vị có thể tham gia vào một cuộc chiến mà cả thế giới nh́n nhận là chính đáng, mất hàng ngàn chiến binh, rồi sau đó bị bỏ rơi, chỉ đơn giản bằng một tin Twitter. Sự phản bội này là một tin tức tốt đẹp nhất mà phong trào Hồi Giáo cực đoan mong chờ từ bao lâu nay.


 

 

 

 

========


 

27/12/2018


 

 

Trump tuyên bố chấm dứt vai tṛ 'cảnh sát toàn cầu' của Mỹ khi tới Iraq

Tổng thống Trump cho rằng bất cứ quốc gia nào muốn được quân đội Mỹ bảo vệ an ninh đều phải bỏ tiền trang trải chi phí.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ tại căn cứ không quân al Asad, Iraq trong chuyến thăm chớp nhoáng ngày 26/12. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ tại căn cứ không quân al Asad, Iraq trong chuyến thăm chớp nhoáng ngày 26/12. Ảnh: AP.

"Các nước khác từ nay trở đi đừng ḥng mong chờ Mỹ chiến đấu thay cho ḿnh, trừ phi họ sẵn sàng chi tiền cho việc đó. Mỹ không thể tiếp tục làm cảnh sát toàn cầu", Tổng thống Donald Trump tuyên bố với các binh sĩ trong chuyến thăm bất ngờ tới Iraq ngày 26/12, theo AFP.

Phát biểu trước các binh sĩ Mỹ đồn trú ở Iraq, Trump bảo vệ chính sách "nước Mỹ trên hết" của ḿnh và kế hoạch rút lui khỏi các liên minh đa quốc gia, trong đó có những cuộc chiến kéo dài tại Trung Đông.

"Không công bằng khi mọi gánh nặng đè lên vai chúng ta. Chúng ta không muốn bị bất cứ quốc gia nào lợi dụng và sử dụng quân đội hùng mạnh của chúng ta để bảo vệ họ", Trump tuyên bố trên chuyên cơ Không lực Một.

Tổng thống Mỹ cho rằng quân đội Mỹ đang có mặt ở những quốc gia mà "hầu hết mọi người không biết tên", gọi đây là "điều nực cười" và khẳng định những nước này giờ đây sẽ "phải xùy tiền ra" đảm bảo chi phí an ninh.

Đây là lần đầu tiên Trump tới Iraq sau khi nhậm chức Tổng thống. Chuyến đi của Trump và Đệ nhất phu nhân được cho là nhằm chấm dứt những lời chỉ trích về việc Tổng thống Mỹ không gặp trực tiếp các binh sĩ được triển khai ở tiền tuyến.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quyết định rút quân khỏi Syria và Afghanistan của Trump đang gây ra làn sóng phản ứng dữ dội trong nước. Bộ trưởng Quốc pḥng Jim Mattis đệ đơn từ chức để phản đối, trong khi nhiều tướng lĩnh và quan sức hàng đầu tại Lầu Năm Góc gặp t́nh cảnh khổ sở khi không thể giải thích rơ ràng cho các binh sĩ được triển khai trên toàn thế giới về quyết định rút quân của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.


 

===


 

 

Thổ Nhĩ Kỳ hứa xóa sổ tàn quân IS sau khi Mỹ rời Syria

Tổng thống Trump nhận được cam kết của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ về duy tŕ cuộc chiến chống IS sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria.

 

"Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định mạnh mẽ với tôi rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xóa sổ những ǵ c̣n lại của Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Syria. Ông ấy là người có thể làm được điều này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm ngay bên cạnh Syria. Các binh sĩ của chúng ta đang trở về nhà", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay viết trên mạng xă hội Twitter.

Tuyên bố này được đưa ra sau hàng loạt cuộc điện đàm giữa Erdogan và Trump, trong đó lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cam kết tiêu diệt lực lượng IS tại Syria nếu Mỹ rút quân về nước. "Erdogan nói với Tổng thống rằng 'tôi hứa với ngài về vấn đề này với tư cách là một người bạn'", một quan chức Mỹ tiết lộ.

Theo Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan và Trump cũng nhất trí phối hợp trên lĩnh vực ngoại giao và quân sự nhằm ngăn chặn khoảng trống quyền lực tại Syria sau khi các binh sĩ Mỹ rút khỏi quốc gia Trung Đông này.

Các nhân chứng hôm qua phát hiện hàng trăm phương tiện quân sự Thổ Nhĩ Kỳ gồm xe tăng, pháo kéo, xe chở lính đặc nhiệm di chuyển từ tỉnh Hatay về khu vực biên giới Kilis giáp Syria. Một số khác đă vượt biên vào khu vực Elbeyli, cách thành phố Manbij của Syria khoảng 35 km về phía tây bắc.

Các động thái triển khai lực lượng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Erdogan tuyên bố hoăn chiến dịch quân sự nhằm tấn công lực lượng người Kurd ở bờ đông sông Euphrates. Quyết định này được đưa ra sau quyết định rút quân khỏi Syria của Trump.

Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới trên bộ khá dài với Syria. Đồ họa: ABC.

Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới trên bộ khá dài với Syria. Đồ họa: ABC.


 

=================


 

 

Thổ Nhĩ Kỳ muốn lấp chỗ trống của Mỹ ở Syria 'càng sớm càng tốt'

Ankara sẽ sớm đổ quân vào vùng phía đông sông Euphrates, ngăn khoảng trống quyền lực sau khi Washington rút hết binh sĩ về nước.


 

 

"Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đưa quân vào Syria, điều đó sẽ được thực hiện. Chúng tôi sẽ triển khai lực lượng ở phía đông sông Euphrates càng sớm càng tốt, đồng thời phối hợp với hoạt động rút quân của Mỹ", TASS dẫn lời Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm qua tuyên bố.

Ngoại trưởng Cavusoglu khẳng định Ankara đang hợp tác chặt chẽ với Washington nhằm bảo đảm "không có khoảng trống quyền lực cho các nhóm khủng bố sau khi lính Mỹ về nước". Phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin trước đó tiết lộ nước này sẽ điều phối các hoạt động tác chiến ở phía đông sông Euphrates với Nga.

Hàng trăm phương tiện quân sự Thổ Nhĩ Kỳ gồm xe tăng, pháo kéo, xe chở lính đặc nhiệm hồi đầu tuần di chuyển từ tỉnh Hatay về khu vực biên giới Kilis giáp Syria. Một số khác đă vượt biên vào khu vực Elbeyli, cách thành phố Manbij của Syria khoảng 35 km về phía tây bắc.

Các động thái triển khai lực lượng của Ankara diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trump tuyên bố rút toàn bộ lực lượng khỏi Syria và nhường cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cho Thổ Nhĩ Kỳ.  Hiện chưa rơ Lực lượng Dân chủ Syria, nhóm nổi dậy với ṇng cốt là dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, sẽ đóng vai tṛ ǵ trong cuộc chiến mới này. Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd là nhóm khủng bố cần bị tiêu diệt.

Sông Euphrates là giới tuyến giữa các lực lượng được Nga và Mỹ hậu thuẫn. Đồ họa: USMA.

Sông Euphrates là giới tuyến giữa các lực lượng được Nga và Mỹ hậu thuẫn ở Syria. Đồ họa: USMA.

================


 

 

Dân quân người Kurd ngừng chống IS v́ bất măn với Mỹ

Lực lượng người Kurd rút phần lớn lực lượng khỏi liên quân chống IS để phản đối việc Mỹ cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Các lực lượng dân quân người Kurd thân Mỹ ở miền đông Syria hôm 6/3 tuyên bố rút khỏi cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng để đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Mỹ trong khối NATO, theo Washington Post.

Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), với ṇng cốt là dân quân người Kurd, cho biết sẽ ngừng giao chiến với IS ở bờ đông sông Eupharates thuộc tỉnh Deir ez-Zor v́ "thất vọng với Mỹ". Tuyên bố này được đưa ra sau khi Mỹ có những động thái cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang điều quân chiến đấu chống người Kurd ở khu vực Afrin, miền bắc Syria.

"Trong một tháng rưỡi qua, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ khí NATO để tấn công chúng tôi. Chúng tôi là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, nhưng không nhận được sự hỗ trợ nào từ họ", ông Aldar Xelil, quan chức cấp cao trong chính quyền người Kurd ở đông bắc Syria, tuyên bố.

Có khoảng 1.500-1.700 chiến binh người Kurd đă rút khỏi các nhóm liên minh với SDF, trong khi hàng ngh́n tay súng khác đă đến Afrin để chống lại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, làm chiến dịch chống IS bị ngưng trệ. Hiện chỉ c̣n một phần lực lượng SDF bên cạnh quân đội Mỹ để bảo vệ các cứ điểm ở Deir ez-Zor, nơi họ đang vấp phải sự kháng cự quyết liệt của IS.

Lầu Năm Góc cho biết chiến dịch chống IS đă bị chậm lại, nhưng không chấm dứt hoàn toàn. Washington cảnh báo có thể ngừng hỗ trợ SDF do động thái rút quân này. "Mỹ sẽ hỗ trợ SDF chừng nào họ tập trung vào cuộc chiến này. Mọi hoạt động quân sự không nhằm mục đích đánh bại IS sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ liên minh", phát ngôn viên quân đội Mỹ Adrian Rankine-Galloway tuyên bố.

Khu vực Afrin nằm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Đồ họa: Alaraby.

Khu vực Afrin nằm giữa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Đồ họa: Alaraby.

Theo giới phân tích, việc rút quân của SDF cho thấy Mỹ ngày càng gặp khó khăn trong việc can dự vào Syria khi cuộc chiến chống IS dần đến hồi kết. Hiện khoảng 2.000 lính Mỹ đang phải kiểm soát khu vực rộng lớn ở đông bắc Syria bên cạnh SDF, lực lượng có quân số chủ yếu là người Kurd và bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.

Trong ba năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần thể hiện thái độ giận dữ trước mức độ viện trợ Mỹ dành cho Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), thành phần chủ lực trong SDF.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tháng trước đă tới Ankara nhằm trấn an mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Tillerson mô tả Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh lâu đời, cho biết một cuộc họp dự kiến diễn ra ở Washington vào ngày 8/3 nhằm thiết lập cơ chế giảm sự kiểm soát của YPG ở đông bắc Syria.

Tuyên bố rút bớt quân khỏi cuộc chiến chống IS của SDF dường như nhằm gây sức ép lên Mỹ, khiến họ không làm ngơ trước chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Afrin và Manbij.

Việc chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump giữ khoảng cách với người Kurd để lấy ḷng Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự phức tạp của cuộc chiến, buộc Washington hợp tác với nhiều nhóm vũ trang thường đấu đá nhau ở Syria và Iraq.

"Mỹ đang cố gắng kiểm soát cuộc chiến ở Syria, trong khi phải xử lư mâu thuẫn giữa hai đồng minh không thể đứng cùng chiến tuyến. Họ đang lâm vào bế tắc mà chưa có giải pháp thực sự cho vấn đề này", chuyên gia Aaron Stein tại Hội đồng Đại Tây Dương nhận định.


 

========


 

Thất vọng với Mỹ, dân quân Syria quay sang cầu cứu Nga

Dân quân người Kurd kêu gọi Nga và Syria hỗ trợ lực lượng của họ chống lại nguy cơ bị Thổ Nhĩ Kỳ tấn công.

Các tay súng thuộc lực lượng SDF. Ảnh: AFP.

Các tay súng thuộc lực lượng SDF. Ảnh: AFP.

Các chỉ huy Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), với ṇng cốt là lực lượng dân quân người Kurd được Mỹ hậu thuẫn, đang lên kế hoạch tới Moskva trong thời gian tới nhằm khẩn cầu Nga thuyết phục quân đội Syria điều lực lượng tới khu vực biên giới phía bắc để chống lại mối đe dọa từ Thổ Nhĩ Kỳ, Reuters hôm nay đưa tin.

"Việc chúng tôi với Nga và chính quyền Syria là nhằm t́m kiếm một cơ chế rơ ràng để bảo vệ biên giới phía bắc. Chúng tôi muốn Nga đóng vai tṛ quan trọng trong việc tạo dựng ổn định ở khu vực", Aldar Xelil, quan chức cấp cao trong chính quyền người Kurd ở đông bắc Syria, tuyên bố.

Các quan chức người Kurd này hồi tuần trước được cho là đă có chuyến đi đầu tiên đến Nga, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút toàn bộ 2.000 binh sĩ khỏi Syria do đă đánh bại hoàn toàn phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Quyết định này của Trump đă khiến người Kurd và SDF thất vọng sâu sắc, do họ đă sát cánh cùng Mỹ suốt nhiều năm qua để chống IS. Sau khi Mỹ rút quân, SDF sẽ phải cùng lúc chống lại sức ép của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và tàn quân IS ở phía đông nam.

Các nguồn tin địa phương cho biết SDF đang cố gắng thuyết phục các nước phương Tây khác lấp chỗ trống của Mỹ sau khi quân Mỹ rút khỏi các khu vực miền bắc và miền đông Syria. Khu vực do SDF kiểm soát chiếm khoảng 1/4 diện tích Syria, phần lớn ở phía đông sông Euphrates.

SDF vốn là đối tác chính của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd là mối đe dọa và quyết tâm quét sạch lực lượng này. Thổ Nhĩ Kỳ đang tập kết nhiều lực lượng và khí tài dọc biên giới phía bắc Syria, sẵn sàng thế chân khi Mỹ rút lực lượng khỏi khu vực này.


 

==============

Chế độ Syria bắt đầu thoát khỏi t́nh trạng cô lập trong thế giới Ả Rập

Thụy My Đăng ngày 28-12-2018 

 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất hôm 27/12/2018 đă mở lại đại sứ quán ở Damas, bảy năm sau khi cắt đứt quan hệ ngoại giao. Quyết định này cho thấy thời kỳ chế độ Assad bị cô lập đă kết thúc, sau cuộc khủng hoảng nổ ra vào năm 2011. Bahrein có thể là nước tiếp theo tái lập quan hệ với Syria.

Thông tín viên RFI Paul Khalifeh tại Beyrouth cho biết thêm chi tiết :

« Việc tái lập quan hệ ngoại giao giữa Damas và Abou Dhabi không phải là một hành động đơn lẻ, mà nằm trong khuôn khổ tái ḥa nhập Syria trong thế giới Ả Rập, bảy năm sau khi bị ngưng quan hệ với Liên đoàn Ả Rập, từ đề nghị của các nước vùng Vịnh vốn ủng hộ phe nổi dậy.

Các phát biểu của đại biện Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất tại Damas đă xác nhận khuynh hướng trên. Ông Abdel Hakim Al Nouaïmi hôm qua tuyên bố việc mở lại ṭa đại sứ là khúc dạo đầu cho các cơ sở đại diện ngoại giao Ả Rập khác tại thủ đô Syria.

Một dấu hiệu nữa của hồi kết t́nh trạng cô lập của Syria trong thế giới Ả Rập, là chuyến bay thẳng đầu tiên