Thơ Trạch Gầm
Aihuubienhoa.com
 

Tôi không đi lính một ngày nào, nói theo Phan Nhật Nam, tôi không “ ở lính “ một ngày nào. Trong khi đó, các bạn cùng lứa tuổi của tôi đă đi Thủ Đức, đă vào Đà Lạt, đă lên Đồng Đế, đă vinh thăng thiếu tá, vinh thăng trung tá, đă lên bàn thờ ngồi, đă giúp cho An Lộc, Khe Sanh…cỏ xanh mướt.

Nhiều người đă đi tù cả chục năm, đă bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc. Tôi ở Sàig̣n, cái ốc đảo chỉ thỉnh thoảng mới vọng về tiếng bom B-52, tiếng pháo kích, dăm ba vụ phá hoại…

Tôi vẫn ngồi trong quán nước, chiều chiều đọc những trang báo mới ra, ở những trang cuối lâu lâu lại thấy tên một người bạn cũ vị quốc vong thân, hy sinh v́ tổ quốc. Tôi vẫn sống, vẫn đi làm, vẫn có những thú vui ích kỷ, quên đi những người bạn cùng tuổi.

Có một bài thơ của Đỗ Quí Toàn tôi đọc đă lâu lắm, không thể nhớ hết, đại khái tả cảnh một đoàn quân xa dừng lại để cho những người lính xuống mua nước và thuốc lá trước khi leo trở lại xe chạy ra ngoại ô. Đỗ Quí Toàn viết: “ Sống như thế cũng đă có tội…”

Nh́n những người lính ấy, ông nghĩ chỉ cần sống thôi, như ông, như tôi đă là có tội

Sau những chuyến đi chơi từ Thủ Đức, Biên Ḥa về lại Sài G̣n, vài ba lần tôi trông thấy những chiếc GMC chạy ngược chiều về hướng Biên Ḥa. Trên thùng sau của chiếc xe 10 bánh, là chiếc quan tài phủ quốc kỳ, hai ba người đàn bà khăn trắng vật vă khóc, những đứa bé cũng khăn trắng ôm bức ảnh của người cha. Gió lộng phần phật, những chiếc khăn trắng bay trong chiều. Chiếc xe chắc chắn sẽ chạy vào nghĩa trang ở ngoài có bức tượng một người lính dáng điệu mỏi mệt, thẫn thờ, cây súng trên đùi. Cái quan tài ấy sẽ được hạ xuống đất, gia đ́nh người lính sẽ trở về, đối mặt với bao nhiêu là khó khăn của đời sống không có người lính.

Năm 1973, trong một chuyến đi vùng 1, tôi theo trực thăng của tướng Ngô Quang Trưởng đến thăm một tiền đồn, tôi gặp một người bạn đóng quân ở đó. Anh dẫn tôi vào thăm chỗ anh ngủ. Tôi thấy một thùng đạn, trong đựng mấy cuốn sách của Camus và Sartre. Gia tài anh chỉ có mấy cuốn sách cũ đó, hai bộ quân phục, mấy bao thuốc quân tiếp vụ. Mấy tháng sau, anh tử trận, chắc đồ đạc chuyển về cho gia đ́nh cũng chỉ có mấy thứ đó…

Sau chuyến đi ấy, tôi thấy tại sao tôi lại cần phải có cái đĩa hát mới của Andy Williams, của John Denver, của Peter Paul anh Mary…và vài ba thứ vớ vẩn khác. Cũng trong thời gian ấy, tôi được của Nguyên Sa những câu này:

Bây giờ khẩu Garant ta mang trên vai
Bây giờ khẩu trung liên Bar ta mang trên vai
Ta mới biết rằng những thỏi sắt đó nặng thế nào
…Bây giờ di chuyển đêm, di chuyển ngày
Di chuyển nắng, di chuyển mưa
Ăn không được, ngủ không được
Cười không được, khóc không được…

Ông Nguyên Sa thế mà cũng được ở lính ít ngày để biết được những điều đó. Khẩu Garant, khẩu trung liên Bar, mà đến nay tôi vẫn không biết h́nh thù nó như thế nào, và những thỏi sắt ấy nặng nề như thế nào.. Th́ những người bạn cùng tuổi với tôi đều đă quen thuộc với chúng.

Ông Nguyên Sa làm bài thơ ấy để xin lỗi những lầm lỗi trong quá khứ.. Những điều nhiều người trong chúng ta cũng cần phải xin lỗi.

Có thể những bài thơ như thế, hay những thơ của Nguyễn Bắc Sơn, của Nguyễn Đức Sơn, của Tô Thùy Yên đă làm cho ông Vơ Phiến phải gọi thơ của miền Nam từ năm 54 đến năm 75 là thơ của một thời đại dằn vặt, suy tư, đau khổ, đó là một nền thi ca không t́nh ái.

Đây là mơ ước của Nguyễn Bắc Sơn:

Mai kia trong những ngày ngưng chiến
Ta chắc rằng không thể yêu ai
Nhà thương điên chắc c̣n chổ trống
Xin chiếc giường cho xác tàn phai…

Cái thời đại thi ca thổ tả, thời đại ngôn ngữ chỉ để văng tục đó chấm dứt với biến cố 1975. Những bài thơ sau năm 1975 viết ngoài Việt Nam phần lớn chỉ là những bài thơ kiểu như “ cử đầu vọng minh nguyệt, đê đầu tư cố hương” của Lư Bạch hay Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương. Cũng có vài ba tập thơ hay trong thời gian này. Nhưng Alexander Solzhenytsin đă đúng khi nói rằng ra khỏi nước Nga, ông không viết được nữa. Joseph Brodsky cũng thế.

Hôm nay, tôi được tác giả Trạch Gầm cho lên đây để nói vài ba điều về tập thơ Ráng Chịu của ông. Ở trang 290 của cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, Vơ Phiến viết về một nền thi ca không trau chuốt. Đó là nhận định của ông về thơ miền Nam trước 1975. Nhưng nếu dùng những chữ này của Vơ Phiến để nói về tập thơ của Trạch Gầm, tập Ráng Chịu, th́ cũng đúng.

Cái tựa của tập thơ không phải là cái tựa người ta thường đặt cho một tập thơ: Ráng Chịu. Đó là một cái tựa không có bất cứ một nỗ lực trau chuốt nào, bất cứ một cố gắng làm đẹp nào.

Tập thơ dùng bài thơ ở trang 32 làm tựa. Ráng chịu v́ trót yêu quê hương, v́ người thương ta cũng ráng mà chịu, ráng chịu, yêu người vài ba ngày lại biến mất, rồi lo âu đọc những trang cáo phó, ta vào lính cũng ráng chịu, tin có ngày mai đẹp, bỏ nụ cười vào túi rong chơi… ráng chịu te tua, ráng chịu tận cùng, người ráng chịu yêu ta…

Đấy là lối tỏ t́nh của một người lính tác chiến. Yêu tôi th́ ráng mà chịu. Ráng Chịu là một tập thơ của một người lính tác chiến. Tập thơ không hề có một chủ đích lăng mạn hóa, thi ca hóa những t́nh cảm của người viết. Đây là mấy câu đầu của bài thơ nhan đề Đóng Quân Giữa Rừng Viết Thơ Tán Gái:

Em khoe, có vú vê mông miếc
Anh khoe, có lon có liếc, huy chương huy chiếc…

Hai câu này làm nhớ đến một ca khúc có câu “ Viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu…” Nghe tội nghiệp biết là bao. Không phải là “ Em đi mắt có thơ mùa hạ/ má phấn hồng lên dáng phượng hoa” như Đinh Hùng. Em có vú vê mông miếc, ta có lon liếc, huy chương huy chiếc vậy thôi. Anh nhớ em, viết tên em lên ba lô…Toàn là những chuyện tầm thường, như lon liếc, huy chương huy chiếc.

Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm c̣n rất trẻ đă lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh c̣n rất trẻ ấy trong bức ảnh chụp ở trang 103 khi chàng đeo con cá trên vai đă lăn lộn ở những địa danh chỉ cần nghe cũng đă thấy kinh hoàng. Ở trang 1 là mấy ḍng tiểu sử với năm sinh, chính quán và ḍng cuối nguyên văn “ Khởi đi từ Đồi Tăng Nhơn Phú”

Tăng Nhơn Phú là một địa danh không ai đă đi qua quân trường Thủ Đức mà không biết. Người quân nhân này sau khi khởi đi từ cái đồi ấy ở Thủ Đức, đă đi không thiếu một nơi nào ở miền Nam, rồi qua mấy năm tù ở chân núi Hoàng Liên Sơn.

“ Ôi tuổi trẻ quá buồn” như một câu thơ của Thanh Tâm Tuyền. Có những bài thơ mang h́nh ảnh bút kư chiến trường, những bài thơ khác th́ lăng mạn rất bạt mạng.

Trạch Gầm dùng ngôn ngữ của đời sống để làm thơ. Mày, tao, thằng nọ, thằng kia, phẫn nộ, bực bội, bất măn. Làm sao không phẫn nộ khi:

…Vợ thằng Dấm đấm ngực tao b́nh bịch
Chồng em đâu, chết rổi hả anh…

Nhưng cái đáng yêu của thơ Trạch Gầm là những bài thơ t́nh của ông. Cũng ngất ngưởng như Nguyễn Bắc Sơn đi hành quân:

Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ư tưởng trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước…

Tuy Trạch Gầm là lính tác chiến thứ dữ, nhưng cái khía cạnh thư sinh lăng mạn của ông dường như không bao giờ bỏ ông.

Bài Tạm Biệt Diễm Song nghe rất Lương Châu Từ của Vương Hàn, cũng gió cát, sa trường, cũng ra đi không biết bao giờ về, cũng vài ly tạm biệt.

Trong thơ t́nh của Trạch Gầm người ta thấy những đau đớn, những t́nh yêu què cụt, đầy thương tích và không hạnh phúc.

Có một bài thơ của ông được rất nhiều người yêu mến, bài Cho Tao Chửi Mầy Một Tiếng cũng được in trong tập thơ Ráng Chịu. Bài thơ gơ đúng vào dây đàn đang căng lên, nói hộ không biết bao nhiêu người Việt ở trong nước cũng như ở ngoại quốc.

Trạch Gầm đă văng “ Đụ Má” ra với bọn lănh đạo trong nước khi đất đai tổ tiên để lại bị cắt dâng cho ngoại bang. Bài thơ nói đúng được điều suy nghĩ của ngựi đọc nên chưa thấy ai phải nhíu mày phản đối cách dung chữ sống sượng đó. Hai chữ “ Đụ Má” không thể thay thế được bằng bất cứ những chữ nào khác. Bài thơ này sẽ sống măi trong tim của những người Việt ở trong cũng như ngoài nước.

Ở những bài thơ khác, Trạch Gầm làm người ta nhớ đến bài Thuật Hoài của Đặng Dung, một danh tướng trong cuộc kháng Minh. Bài thơ buồn nhưng lại rất bi tráng:

Thế sự du du nại lăo hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ấm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ văn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu thiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Việc đời c̣n dài mà nay ḿnh đă già. Đất trời mênh mông thu lại là một cuộc say hát mà thôi. Gặp thời, bọn đồ tể, bọn đánh cá cũng có thể thành công được. Nhưng nếu lỡ vận th́ người anh hùng cũng phải nuốt hận. Giúp chúa có ḷng đỡ trục trái đất. Tiếc là rửa binh không có đường kéo xuống sông trời. Nợ nước chưa báo được th́ đầu đă bạc. Đă bao phen mài gươm Long Tuyền dưới trăng.

Đọc tập Ráng Chịu của Trạch Gầm, tôi bỗng nhớ lại câu của Lư Tứ Tấn một học giả đời Lê khi đọc bài Thuật Hoài của Đặng Dung đă phải kêu lên” phi hào kiệt chi sĩ bất năng”

Trạch Gầm cũng là một người hào kiệt. Nên ông mới viết được tập thơ cảm động hùng tráng đó.

Tôi không quen Trạch Gầm, nhưng đọc thơ ông, tôi thấy bỗng thân ngay với ông. Có phải đó là v́:

Đồng thị thiên nha luân lạc nhân
Tương phùng hà tất tằng tương thức?
Cùng một lửa bên trời lận đận
Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau?

Cám ơn Trạch Gầm đă coi tôi là bạn. Cám ơn ông lần nữa về tập thơ mà lâu nay không đọc được tập thơ nào cảm động như thế.

Thơ không thể tóm tắt được nên xin mời quư vị ráng chịu đọc tập thơ Ráng Chịu của Trạch Gầm.

BÙI BẢO TRÚC