Tết năm Hợi: Có là vấn đề với người Hồi giáo ở châu Á
BBC

 

Malay teachers in Kuala Lumpur pose at a Chinese calligraphy event in conjunction with the upcoming Year of the Pig

Giáo viên Hồi giáo mừng Tết Âm lịch tại Kuala Lumpur, Malaysia

Các cộng đồng khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị chào mừng Tết âm lịch, lần này là năm Hợi.

Lễ mừng năm mới âm lịch thường có nghĩa là h́nh ảnh con vật đại diện cho năm đó được trưng bày ở khắp mọi nơi - như món trang trí, đồ chơi, quà tặng và quảng cáo.

Nhưng con lợn, con vật cuối cùng trong lịch hoàng đạo Trung Quốc, là gia súc bị người Hồi giáo coi là ô uế và việc ăn thịt lợn là một tội lỗi.

Vậy th́, điều này có gây ra vấn đề cho những người ăn Tết năm Hợi ở các quốc gia có nhiều người Hồi giáo ở Đông Nam Á không?

Giống như hầu hết các gia đ́nh người Malaysia gốc Hoa, chuẩn bị đón Tết âm lịch là công việc hệ trọng đối với gia đ́nh Chow, người sống ở thị trấn buồn hiu của Batu Pahat ở Johor, Malaysia.

Năm nay đặc biệt quan trọng bởi v́ Chow Yoon Kee, vợ Stella và con gái của họ đều sinh ra trong những năm cầm tinh con lợn.

"Chúng tôi sẽ trưng bày rất nhiều đồ trang trí lợn ở nhà và tất nhiên, người thân, bạn bè, công nhân và hàng xóm của chúng tôi sẽ đến thăm, bất kể chủng tộc hay tôn giáo nào. Ăn Tết dành cho tất cả, "ông Chow, một quản lư sàn tại một nhà máy sản xuất bánh quy địa phương cho biết.

A Muslim woman walks past a golden canine statue ahead of the Lunar New Year celebrations in Kuala Lumpur's Chinatown

Chính quyền Malaysia thận trọng với việc bài trí mừng Tết Âm lịch

Ông Chow không lo lắng về việc ăn Tết của ḿnh xúc phạm những người xung quanh v́ ông tin rằng không thấy có dấu hiệu tranh căi về năm mới.

"Năm ngoái có rất nhiều sự ồn ào," ông nhớ lại, khi đó là năm con chó, cũng được xem là một động vật không trong sạch của một số người Hồi giáo.

Malaysia là một quốc gia đa văn hóa nhưng tôn giáo chính thức là Hồi giáo, và ngày càng có nhiều tin tức về sự không khoan dung đối với các sinh hoạt và hành động được coi là xúc phạm người Hồi giáo.

V́ vậy, nhiều cửa hàng và thương nhân tránh sử dụng h́nh ảnh của những con chó v́ sợ làm mất ḷng cộng đồng Hồi giáo.

Nhưng ông Chow cảm thấy làm như thế là chính quyền địa phương đă bỏ qua cảm xúc của cộng đồng Trung Quốc, những người thực sự ăn mừng ngày lễ.

Malaysia là một quốc gia đa văn hóa nhưng tôn giáo chính thức là Hồi giáo, và ngày càng có nhiều tin tức về sự không khoan dung với các sinh hoạt và hành động được coi là xúc phạm người Hồi giáo.

"Malaysia là một đất nước được tạo thành từ nhiều chủng tộc, không chỉ là người Hồi giáo Malay. Malaysia cũng có cộng đồng người Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như các tôn giáo khác như Kitô giáo, Ấn Độ giáo, Đạo giáo và Phật giáo v́ vậy chúng ta nên tôn trọng tín ngưỡng và lễ kỷ niệm của nhau. "

Pig decorations for the upcoming Lunar New Year in Chinatown, Singapore
Trang hoàng Tết tại Chinatown, Singapore

Nhưng ông nói thêm rằng "tinh thần kiểm duyệt" dường như không tiếp tục vào năm con lợn.

Mỗi động vật thuộc cung hoàng đạo Trung Quốc được cho là có những đặc điểm và phẩm chất riêng. Những người sinh năm con lợn được cho là thông minh, nhân ái và trung thành.

"Hoàn toàn không có lư do ǵ để lo lắng", Joey Yap, một cố vấn phong thủy có trụ sở tại Kuala Lumpur nói.

Ông Yap nói với BBC rằng dường như không có bất kỳ sự nhạy cảm nào xung quanh các lễ kỷ niệm ở Malaysia trong năm nay, so với năm trước.

A woman at a shop selling Lunar New Year decorations in Jakarta, Indonesia

Bài trí ở Chinatown của Jakarta

"Lợn sẽ không sao cả", ông nói và thêm rằng việc bạn có chưng bầy h́nh ảnh con vật đại diện cho năm sinh của ḿnh hay không "không ảnh hưởng đến vận may cá nhân".

"Màu sắc, biểu tượng; tất cả những thứ này đều không quan trọng. Trong thực tế, vận may của một người tùy thuộc vào hành động của ḿnh, v́ vậy hăy nắm lấy sự tích cực, "ông nói.

'Những con lợn đầu tiên người Hồi giáo có thể ăn'

Mặc dù đó là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, Tết âm lịch là một ngày lễ quốc gia ở Indonesia. Việc mừng Tết công cộng được chấp nhận rộng răi - đèn lồng, những cuộc diễu hành đầy màu sắc và biểu diễn thường thấy ở nhiều thành phố.

Merry Olivia ở Jakarta cho biết những người bạn Hồi giáo của bà hoan nghênh h́nh ảnh những con lợn.

Pig shaped cookies

Bánh đặc biệt cho khách hàng Hồi giáo

"Tôi lớn lên với nhiều người Hồi giáo Indonesia nên tôi biết lợn sẽ không khiến họ cảm thấy khó chịu", bà nói và cho biết con lợn trông "lễ hội" hơn các động vật khác trong hoàng đạo.

"Nếu bạn so sánh lợn với rắn, chẳng hạn, lợn đáng yêu hơn nên,mọi người thích mua đồ trang trí được tô điểm với lợn hơn. Ở Jakarta không nhiều người thích rắn."

Ḷ bánh ngọt Valeria Rita tung ra những món ăn đặc biệt kịp thời cho dịp Tết: bánh quy h́nh con lợn với nhân mứt dứa ngọt.

Bà Rita nói rằng những món này được mọi người đón nhận. "Cam hay quưt là biểu tượng phổ biến cho Tết âm lịch. Năm nay, chúng tôi quyết định tạo ra các món bánh h́nh con lợn và số lượng dự trù cho các đơn đặt hàng trước đă đầy trong ṿng hai tuần. "

Nhiều khách hàng của bà cũng là người Hồi giáo.

"Họ mua bánh quy của tôi cho đồng nghiệp và bạn bè người Trung Quốc mừng Tết. Một số người cũng mua bánh cho gia đ́nh v́ họ thích những con lợn," bà nói, chia sẻ một câu nói đùa của người bạn thân nhất, cũng là một người Hồi giáo. "Bánh qui của tôi là những con lợn đầu tiên người Hồi giáo được phép ăn."

'Tôi không muốn làm mích ḷng'

Nhưng với Rangga Sastrajaya, 24 tuổi, từ thành phố Bogor, th́ đó là một t́nh huống khác.

Sastrajaya mua đồ chơi và những món trang trí lợn nhưng vẫn thận trọng khi trưng bày chúng một cách công khai v́ ông cảm thấy nhiều người Indonesia vẫn không chấp nhận sự đa dạng của văn hóa.

"Tôi có thể mặc áo sơ mi in h́nh lợn hoặc trưng bày đồ trang trí theo chủ đề lợn ở nhà nhưng tôi sẽ rất cẩn thận khi khoe chúng ở nơi công cộng v́ tôi không muốn làm mất ḷng ai", Sastrajaya thừa nhận.

Nhưng có nhiều người lên án các lễ hội Tết.

A man rubs his hands on a sculpture of a pig for good luck
 

Diễn đàn Muslim Bogor (FMB), một tổ chức Hồi giáo bảo thủ ở Tây Java, đă công bố một lá thư yêu cầu hủy bỏ các lễ hội dịp Tết. Họ nói rằng những sinh hoạt này "không phù hợp" với người Hồi giáo v́ có thể "phá hoại đức tin Hồi giáo".

Thành viên của diễn đàn này làm theo các nhóm khác như Pemuda Pancasila (PP) và Diễn đàn người Malaysia Malat Komunikasi Pemuda Melayu (PFKPM), người trước đây đă lên án các sinh hoạt Tết của các cộng đồng Trung Quốc.

Ahok in the Mako Brimob prison

Năm 2017, thống đốc Jakarta Basuki Tjahaja Purnama đi tù v́ tội báng bổ đạo Hồi

Nhà phân tích Thung Ju-Lan từ Viện Khoa học Indonesia coi phản ứng đó là "tác động của thái độ không khoan dung và chính trị", giống như những hành động đă làm rung chuyển Jakarta hai năm trước.

Các cuộc biểu t́nh chống cựu thống đốc Basuki "Ahok" Tjahaja Purnama, một Kitô hữu gốc Trung Quốc, đă rầm rộ diễn ra. Ông Purnama bị kết tội phạm thượng tại một phiên ṭa được coi là một thử nghiệm về sự khoan dung tôn giáo của Indonesia.

"Đó là tác động của cuộc bầu cử thống đốc ở Jakarta, trong trường hợp của Ahok. Những cảm nhận tương tự đă lan rộng," Bà Ju-Lan nói với BBC.

"Vấn đề không dung nạp vẫn đang tiếp tục bởi v́ chúng ta có những hiểu biết hạn hẹp về những ǵ đang thực sự xảy ra. "Càng thiếu hiểu biết, con người càng không khoan dung. "

Việc Tết âm lịch bị nhiều người Hồi giáo Indonesia cho là một sinh hoạt "tôn giáo hơn là văn hóa".

Nhưng một chính trị gia đă lên tiếng bảo vệ cộng đồng Trung Quốc. Bộ trưởng Tôn giáo Lukman Hakim Saifuddin khuyến khích việc tôn trọng niềm tin của mọi người từ các nền văn hóa, tín ngưỡng và truyền thống khác nhau.

"Bất kể mọi người hiểu ǵ về việc ăn Tết, tôi mời gọi tất cả tôn trọng truyền thống," ông nói.

---

Bài viết của Heather Chen, BBC News tại Singapore và Christine Franciska cùng Ayomi Amindoni, BBC Indonesia tại Jakarta.

More reading


 

 

More reading