Hiệp định Paris
Khuất tất và khả năng tái hợp

Tường An, RFA, 2019-05-13

 

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger (phải) bắt tay ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam tại lễ kư thỏa thuận ngưng bắn ở Paris hôm 23/1/1973

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger (phải)
bắt tay ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam
tại lễ kư thỏa thuận ngưng bắn ở Paris hôm 23/1/1973

 

Đă 46 năm trôi qua kể từ khi Hiệp định Paris được kư kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại thủ đô nước Pháp.Vừa qua, một nhóm người từ Mỹ, Canada và tại Pháp, có người đă từng tham dự Hiệp định Paris cũng như đă từng phục vụ trong chính phủ miền Nam Việt Nam Cộng ḥa, đă đến thăm lại nơi chốn đă kư kết Hiệp định lịch sử này. Họ cũng là những người đang nỗ lực tái hợp lại Hiệp định Paris để t́m một giải pháp cho vấn đề biển Đông.

Số 19 đường Kleber, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế (Centre de Conférences International), cách đây 46 năm, đă ghi nhận một sự kiện lịch sử: Ḥa đàm Paris, nơi mà 4 thành phần (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng ḥa, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam) đă đặt bút để kư: “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam” (Accords sur la fin de la guerre et le rétablissement de la paix au Vietnam, Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) thường được gọi tắt là Hiệp định Hoà B́nh Paris (Accords de Paix de Paris, Paris Peace Accords) hay Hiệp Định Paris, quyết định số phận của miền Nam Việt Nam từ ngày 27/1/1973.

Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế - nơi kư Hiệp định Paris - nay đă được chính phủ Pháp bán lại cho Tập đoàn khách sạn năm sao Peninsula (thuộc sở hữu của “The Hongkong and Shanghai Hotels” và “Katara Hospitality”, ex-Qatar National Hotels Co.) Mặc dù cư ngụ tại Pháp, nhưng lần đầu tiên trở lại nơi đây, nh́n lại cảnh cũ, Ông Phạm Đăng Sum, nguyên Phát Ngôn Nhân và Giám đốc Nha Thông tin Báo chí của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng ḥa ngậm ngùi chia sẻ:

“Đến đây th́ tôi rất là bỡ ngỡ, ngỡ ngàng. Bởi v́ tôi không nhận ra được ! Lúc đó là buổi sáng, chúng tôi đến và ngồi ở cái pḥng mà bây giờ tôi nh́n không ra mà có lẽ bây giờ họ đổi ra thành pḥng ăn. Nó rộng lắm! Có cái bàn rất rộng và trong đó có 4 phái đoàn: Lẽ tất nhiên là có phái đoàn Mỹ, phái đoàn Việt Nam Cộng Ḥa, phái đoàn Bắc Việt và phái đoàn miền Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. RFA) Tôi nhớ là tôi ngồi ở chỗ mà nh́n ra con đường, lúc đó chưa có cổng này.”

H́nh minh họa. H́nh chụp hôm 25/1/1969 ở Paris: hội nghị nhằm thiết lập ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
H́nh chụp hôm 25/1/1969 ở Paris:
hội nghị nhằm thiết lập ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 thực ra là kết cuộc của một chuỗi thương lượng kéo dài 4 năm 9 tháng bắt đầu từ ngày 13/5/1968 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, sau đó ngày 25/1/1969 có thêm Việt Nam Cộng ḥa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam với 202 phiên họp chính thức và 24 cuộc họp không chính thức (c̣n được gọi là “đi đêm”) giữa Ngoại trưởng Henry Kissinger và các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy. Ông Phạm Đăng Sum c̣n nhớ lại sau khi Hiệp định được kư xong:

“Có một giai thoại là ông trưởng phái đoàn Bắc Việt và mấy anh ở trong Nam gặp chúng tôi cũng chào và nói rằng “Chúng ḿnh nay mai sẽ thống nhất, gặp gỡ nhau. Trong việc này không ai được, ai thua hết. Chúng ta là dân Việt Nam cả, chúng ta từ này sẽ độc lập và theo những điều trong thỏa hiệp th́ là không có những sự trả thù, không có những sự tranh đấu. Từ nay chúng ta sẽ thống nhất, ḥa b́nh. Nhưng mà tiếc thay, lúc nói th́ như vậy nhưng sau này th́ sự thật thấy là sự thống nhất không được giải quyết bằng phương pháp ḥa b́nh mà là sự cưỡng chế bằng vũ lực. Đó là điều không nói đến trong Hiệp Định Ba-Lê, chỉ nói rằng sẽ có thống nhất với sự thỏa hiệp giữa hai miền chứ không có sự thống nhất bằng vũ lực như năm 1975. Đó là điều làm tôi rất buồn, rất tiếc”

Hiệp định Paris gồm 9 chương (8 chương chính và 1 chương phụ) và 23 điều khoản. Nội dung Hiệp định đ̣i hỏi các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam đă công nhận. Quận đội Hoa Kỳ và đồng minh rút quân ra khỏi Việt Nam. Các bên cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam có quyền quyết định tương lai chính trị của ḿnh thông qua Tổng Tuyển cử tự do và dân chủ có giám sát quốc tế. Sau đó, việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp ḥa b́nh trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.
Hiệp định Paris sẽ hết hiệu lực vào ngày Tổng tuyển cử 25/4/1976.

Điều 5, chương 2 của Hiệp định quy định Hoa Kỳ phái rút toàn bộ quân và cố vấn trong ṿng 60 ngày sau khi kư hiệp định. Nhưng lại không nói ǵ đến lực lượng quân đội Bắc Việt c̣n ở lại miền Nam lúc ấy. Luật sư Lê Trọng Quát, Dân biểu thời Đệ Nhất Cộng ḥa , Quốc Vụ Khanh thời Đệ Nhị Cộng ḥa, phân tích:

“Điều khuất tất nhất trong Hiệp định Paris là không có nói chứ không phải là không nói rơ. Hoàn toàn không nói về sự tồn tại của 100.000 cán binh cộng sản ở miền Nam Việt Nam, cái hiệp định đó đă im lặng. Đó là sự nhượng bộ to lớn của Hoa Kỳ để cho Việt cộng kư hiệp định. Chúng ta biết rằng Hiệp định Paris có điều khoản cốt cán là quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải rút lui sau khi hiệp định kư kết. Trong lúc đó th́ 100.000 cán binh Việt cộng c̣n ở lại trong Nam mà hiệp định hoàn toàn không nói đến. Đó là một ẩn khuất quan trọng đă quyết định số phận của miền Nam Việt Nam”

H́nh minh họa. Một người dân ngồi giữa đống đổ nát ở làng ḿnh sau những vụ đánh bom hôm 27/1/1973, ngày kư hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Một người dân ngồi giữa đống đổ nát ở làng ḿnh
sau những vụ đánh bom hôm 27/1/1973,
ngày kư hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Hiệp định bắt đầu có giá trị lúc 0 giờ , giờ quốc tế GMT đêm 27 rạng 28-1-1973, tức 8 giờ sáng giờ Việt Nam. Nhưng sáng ngày 28-1-1973, miền bắc Việt Nam đă lợi dụng những vùng ‘tranh tối, tranh sáng’ hay vùng ‘da beo’ nơi không phân biệt được quốc gia hay cộng sản, để tiến hành cái mà họ gọi là: “cuộc đấu tranh của nhân dân ta để thi hành Hiệp định Paris, thực chất là cuộc đấu tranh để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam kéo dài hơn 2 năm nữa mới kết thúc”.

Theo lời Luật sư Lê Trọng Quát th́ đây là sự vi phạm Hiệp Định Paris:

“Khi tiếng súng vừa chấm dứt vào lúc 1.00 giờ sáng ngày 27/1 th́ Việt cộng ở phía Bắc đă bắt đầu vi phạm hiệp định bằng cách họ không ngưng tiếng súng mà vượt ra khỏi vùng họ đang chiếm đóng để chiếm cứ thêm đất đai và dân chúng ở những vùng đó. Có thể nói t́nh trạng” da beo” lúc bấy giờ giữa hai bên, dân cư của những vùng khác nhau trong lănh thổ miền Nam Việt Nam đă tạo ra sự khó khăn cho việc thi hành hiệp định mà (Việt cộng) lợi dụng cơ hội đó tỏa ra để chiếm thêm đất đai, sự vi phạm bắt đầu từ đó.
Sự vi phạm thứ hai chúng ta đều biết là quân đội chính quy của Bắc Việt cộng sản đă hoàn tất cuộc xâm lăng, tràn vào chiếm cứ thủ đô Sài G̣n ngày 30/4/1975. Chúng ta thấy rơ ràng là họ vi phạm hoàn toàn Hiệp định Paris”

Để thoát ra khỏi vũng lầy của cuộc chiến Việt Nam, theo tài liệu của sử gia Trần Gia Phụng,  truyền thông quốc tế sau này tiết lộ Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đă nói với Ngoại trưởng Henry Kissinger: “Tôi không biết rằng những lời đe dọa liệu có đủ hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều ǵ cần thiết như là - hay sẽ cắt đầu ông ta nếu cần.” (Tin AFP, thứ Ba 23-6-2009.  BBC thứ Tư 24-6-2009.) Ông Phạm Đăng Sum cũng khẳng định :

“Chúng tôi biết là cái Hiệp định này có nhiều cái bất lợi rồi, cho nên Tổng thống Thiệu lúc đó đă nhiều lần kéo dài không muốn kư, nhưng Hoa Kỳ đă ép buộc và đưa ra những đe dọa để bắt chính phủ VNCH phải kư. Lúc qua đây, tôi là người ôm hồ sơ Hiệp định, tôi thấy rơ ràng có nhiều điều không tốt cho VNCH. Nhưng ḿnh nghĩ rằng nếu như thực hành nghiêm chỉnh th́ cái Hiệp định đó có thể đưa ra sự ḥa hợp, ḥa giải giữa hai bên”

Điều thứ 11, Chương 4 trong Hiệp định quy định  hai bên sẽ thực hiện ḥa hợp, ḥa giải dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử
với bên này hay bên kia, bảo đảm các quyền căn bản của người dân.

Theo Luật sư Lê Đ́nh Thông, nguyên công cán ủy viên Bộ Thông Tin dưới thời đệ II Cộng ḥa, luật sư Ṭa Thượng Thẩm Sài G̣n, Giáo sư Quan hệ Quốc Tế Đại học Nanterre (Pháp) sự thực thi điều khoản trong Hiệp định là một sự mỉa mai v́ chính những người kư và cam kết đă không tôn trọng nó, ông nói:

“Mỗi điều khoản của hiệp định đă đưa đến cho tôi một sự cay đắng, một sự mỉa mai, bởi v́ những quy định này hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Tôi phân tích vấn đề một cách khách quan và trong tinh thần đại học chứ không đứng trong quan điểm của bên này hay bên kia mà phân tích một cách thiên lệch: Như chúng ta thấy bản văn đă ghi rơ là “cấm mọi trả thù” vậy mà tại sao sau năm 75 chính những người đă kư kết họ đă trả thù một cách man rợ. Amnesty International đă nói rơ – mà con số này cũng do Hà Nội đưa ra – là có đến 1 triệu người đă phải vào các trại mà người ta gọi là “trại cải tạo” nhưng thực tế, “cải tạo” ở đây, theo cái nh́n của tôi là “cải tạo” từ “tự do” sang “nô lệ”. Chữ “cải tạo” chỉ có một ư nghĩa như vậy thôi.”

Điều 19 trong Hiệp định Paris quy định trong ṿng 30 ngày sau khi kư kết, một Hội nghị sẽ được triệu tập để bảo đảm việc thực thi Hiệp định. Ngày 2/3/1973 một Hội nghị được triệu tập tại Paris để kư “Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam” gồm 12 nước là bốn bên trong hội nghị Paris (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng ḥa, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa , Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng ḥa miền nam Việt Nam) cùng 8 nước khác là Canada, Hungary, Indonesia, Poland, Anh, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Liên Xô và Pháp trước sự chứng kiến của Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Kurd Waldheim. Định ước này gồm 9 điều khoản nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, giữ vững ḥa b́nh tại Việt Nam. Luật sư Lê Trọng Quát cho biết :

“Định Ước cuối cùng (Acte de Final) đó cũng ghi một điều rất quan trọng: Sự tôn trọng quyền lănh thổ của nước Việt Nam. Nếu áp dụng đúng điều khoản đó th́ Trung Cộng không thể xâm lăng những lănh thổ, lănh hải của chúng ta như chúng ta đă biết”

Luật sư Lê Trọng Quát trả lời phỏng vấn RFA

Luật sư Lê Trọng Quát trả lời phỏng vấn RFA

Dựa vào những điều khoản đă ghi rơ trong Hiệp định cũng như  điều 7 trong Định ước Quốc tế quy định về việc tái hợp Hiệp định Paris, luật sư Lâm Chấn Thọ (Montreal, Canada) từ năm 1999 đă t́m cách tái hợp lại Hiệp định Paris. Theo ông, Cộng sản Việt Nam đă không tôn trọng các điều khoản trong Hiệp định, v́ thế chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa chưa bao giờ thật sự chấm dứt. Nếu có một Chính Phủ Pháp Định Liên Tục Công Quyền VNCH th́ việc vận động các quốc gia khác tái hợp Hiệp định Paris là điều khả thi.

Điều 7 trong Định Ước Quốc Tế Bảo Đảm việc thực thi Hiệp Định Paris quy định : Nếu muốn tái hợp Hiệp Định Paris th́ có hai cách :

1-    Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa (tức Cộng ḥa Xă hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay)  đồng ư tái hợp

2-    6 quốc gia trong 12 quốc gia đă kư kết trong Định Ước đồng ư tái hợp.
Điều này có nghĩa là : Nếu Chính Phủ VNCH Pháp Định (hiện nay do luật sư Lê Trọng Quát đảm nhiệm từ năm 2015) vận động được thêm 5 nước nữa đồng ư th́ có thể tái hợp Hiệp định Paris.

Luật sư Lâm Chấn Thọ tŕnh bày về công tŕnh nghiên cứu của ông :

“ Cái “Định Ước Bảo Đảm Thực Thi Hiệp định Ba-Lê” được định rằng: Khi có một vi phạm th́ có một thủ tục mà chúng ta phải tuân theo để có thể tái hợp Hiệp định này lại.
Thủ tục đó có hai phần: Phần thứ nhất: Tôi không hiểu v́ lư do ǵ Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa lại có ưu tiên để tái hợp. Nếu họ đồng yêu cầu tái hợp th́ mọi người phải họp. C̣n nếu không th́ 1 thành phần nào đó phải vận động 5 thành phần khác để được 6/12 th́ mới tái hợp. Cái ǵ mà nó đưa tôi đến ư định đây là thời điểm mà chúng ta có thể làm việc được ? Tôi đă bắt đầu năm 1999 để kêu gọi đồng hương làm sao phục hoạt Việt Nam Cộng Ḥa thức dậy để dùng VNCH kêu gọi những nước khác để có được 6 thành phần trên 12 để tái hợp Hội nghị, để đặt vấn đề bầu cử tự do ở Việt Nam và đặt vấn đề chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa với Trung cộng”

Luật sư Lâm Chấn Thọ trả lời RFA

Luật sư Lâm Chấn Thọ trả lời RFA

Luật sư Lâm Chấn Thọ đă bắt đầu công việc khó khăn mà có người cho là “đội đá vá trời” này để t́m lại công đạo cho miền Nam Việt Nam đă bị bức tử cách đây 46 năm bởi lợi ích của Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt. Cuộc trường chinh kéo dài 20 năm dần dần đă có những kết quả cụ thể, luật sư Lâm Chấn Thọ cho biết :

“Một tin mừng cho quư vị và cho tôi là hiện giờ Canada có một quyết nghị của Thượng Viện Canada đ̣i hỏi Canada phải đóng một vai tṛ tích cực hơn để dùng Định Ứớc Bảo Đảm Thực Thi Hiệp Định Ba-Lê (hay c̣n gọi là Kết Ước của Hội Nghị Quốc Tế về vấn đề Việt Nam) dùng cái đó để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Đó là công sức của ông Thượng Nghị Sĩ Canada gốc Việt (TNS Ngô Thanh Hải. RFA) Thành ra chúng ta đă đi được con đường rất xa và đặc biệt là ông TNS Ngô Thanh Hải đă vận động được bộ luật Canada lên tiếng kết án Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiệp định Ba-Lê một cách trắng trợn. Bộ luật đó đă được chuẩn y bởi quốc hội Canada mà không có bất kỳ một phiếu chống nào. Cộng sản Việt Nam đang điên tiết về vấn đề này. Đó là con đường chúng ta đă đi ở Canada rồi. Ở bên Hoa Kỳ, tôi đă t́m ra được một bộ luật. Đó là bộ luật 93559: Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đồng đ̣i hỏi Hành pháp Hoa Kỳ phải tái hợp Hội nghị quốc tế về vấn đề Việt Nam như chúng ta đă muốn. Nhưng bộ luật đó bị ngâm tôm trong ṿng mấy chục năm nay. Đó là cơ hội ngàn vàng cho chúng ta. Và sau đó quư vị thấy tôi có mặt tại Âu châu đây là v́ đây là bước tiến tiếp theo của chúng ta. Quư vị hỏi tôi những nước nào ? Xin cho tôi tạm không nói, nhưng quư vị hiểu rằng chúng tôi có mặt ở Âu châu th́ muốn hay không muốn, có những vận động đang xảy ra”

Trung Quốc là một trong những quốc gia đă kư kết bảo đảm việc thực thi hiệp định này, trong đó có điều khoản bảo đảm sự toàn vẹn lănh thổ, lănh hải của miền Nam Việt Nam v́ thế, việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường sa cũng là một hành động vi phạm Hiệp định Paris. Luật sư Lâm Chấn Thọ tiếp :

“Trung cộng là một thành phần đă kư, Trung Cộng đă hứa sẽ tôn trọng và bảo đảm sự vẹn toàn lănh thổ của Việt Nam vậy tại sao Trung cộng đă chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 mà bây giờ không ai đặt vấn đề đó hết. Bây giờ đă đến lúc chúng ta đặt vấn đề. Đặt vấn đề cách nào ? Đặt vấn đề tái hợp Hội nghị lại. Và khi chúng ta tái hợp Hội nghị lại chúng ta sẽ biến Hội nghị đó thành một cơ quan tài phán quốc tế. Tức là ǵ ? dùng ảnh hưởng của những nước (trong hội nghị Paris. RFA) để làm áp lực bắt Trung cộng phải có một thái độ đúng đắn về Hoàng Sa và Trường Sa.”

Ngoài ra, Luật sư Lâm Chấn Thọ cũng tŕnh bày trước công luận một hồ sơ mật đă được công bố: Đó là lá thư viết ngày 17/4/1975 của Ngoại trưởng Henry Kissinger gửi cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó là ông Graham Martin. Trong đó, Kissinger viết: Pháp đă tiếp cận chúng ta và đưa ư kiến tái hợp lại Hội nghị Paris, nhưng chúng ta đă từ chối v́ điều đó phản tác dụng (counterproductive) cho Hoa Kỳ.

Từ đó, luật sư lâm Chấn Thọ có một cái nh́n lạc quan khi trở lại nơi này :

“Có 9 nước bảo đảm với đất nước của tôi là VNCH rằng họ sẽ tôn trọng và sẽ bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân tôi. Cho nên đó là một món nợ mà họ đă thiếu nhân dân tôi. Khi đến đây, tôi nh́n thấy cảnh vật thay đổi th́ tôi nghĩ rằng t́nh h́nh thế giới sẽ thay đổi và những người đă quên món nợ của họ phải nhớ lại. Cho nên, mấy chục năm nay tôi theo đuổi để làm sống dậy, cho họ tỉnh thức dậy để họ hiểu rằng họ chưa trả món nợ đó. Đồng thời họ c̣n thiếu cái nợ thứ nh́ là họ bảo đảm sự vẹn toàn lănh thổ của đất nước tôi mà Trung cộng là một thành viên đă kư ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Và những người đă kư cùng Trung Cộng không làm ǵ để giúp cho Việt Nam. Cho nên, khi tôi thấy vật đổi sao dời th́ tôi nghĩ rằng gió phải đổi chiều. Tôi mong rằng đây là thời điểm chúng ta có thể đi đ̣i những món nợ mà những người thiếu đất nước chúng ta sẽ phải trả”

Những điều khoản đă nằm yên trong ngăn tủ từ hơn 40 năm qua nay được mở ra. Liệu chúng có khả năng giúp hồi sinh những tia hy vọng mới như lời Luật sư Lâm Chấn Thọ vừa bày tỏ?



 

More reading