Gặp gỡ bên đường… 

       Rất ngay t́nh, viết phải đọc để ăn mày chữ nghĩa thiên hạ sự.

       Thảng như đọc chuyện ngắn của anh bạn trẻ ở cùng đường Thiệu Trị với tôi. Sau bao nhiêu năm ở khỏen đất này, qua anh tôi mới biết có lăo Năm đạo tỳ say xỉn. Anh dẫn tôi theo lăo già say từ nghĩa địa ra đường Trương Minh Giảng, bên cạnh quán cóc bán rượu có tiệm cho thuê truyện. Tiệm cho thuê truyện tại đây th́ tôi nhẵn mặt.

      Ít lâu sau, một ngày như mọi bữa, lại đọc để t́m cảm hứng.

      Va vào mắt truyện ngắn của anh bạn trẻ khác người Quảng Trị. Anh viết về con hẻm nhỏ gần chùa Tỉnh Hội, sát bên thành cổ Đinh Công Tráng. Ở đầu ngơ có bảng nhỏ “Cho thuê truyện”. Đó là căn nhà hẻo mọn, phía trước có tủ mắt lưới, trong bày những gáy sách đă sờn mép, ṭan truyện chưởng Kim Dung.

        Tôi đợi một ngày nào đó hặm hụi theo anh, tôi sẽ đưa vào truyện viết những gặp gỡ bên đường về những tiệm cho thuê truyện của Sài G̣n đầu đường cuối ngơ. Nhưng tôi vẫn chưa có cảm hứng ngồi xuống cái bàn gơ. Cho đến một ngày…

      Một ngày như mọi bữa, tôi vớ được “Nhật kư chiến tranh 1972-1973” của một phóng viên chiến trường miền Bắc: Năm 72, qua sông Bến Hải vào Quảng Trị, trên đường đi ông chỉ thấy toàn súng và sách. Thế là ông bỏ vào ba lô, ngồi ở cụm tre, uống bia Ngụy và đọc sách chiến tranh. Dưới là con suối, đàn ḅ đủng đỉnh xuống uống nước.

         -----------------------------------------------------------------------


Ninh B́nh - Quảng B́nh

Ta chiếm Quảng Trị ngày 1 tháng 5 năm 1972 (xem tr 6), ngay sau đó tôi được lệnh đeo ba lô vào Nam. Trên những con đường Khu 4, đường Ninh B́nh bị đánh phá nháo nhào. Chiến tranh vẫn như cũ, dường như tất cả vẫn như cũ. Một đôi lúc, đường tắc, xe không đi được, lởn vởn nghĩ hôm nay ngủ đâu. Lại ngồi miên man vô định.

27/5/72

Từ Quảng B́nh bắt đầu nghe được nhiều chuyện Quảng Trị

Có những bà mẹ, sau những ngày tết Mậu Thân năm 68 trở nên kinh hoàng. Không dám làm ǵ cho ta nữa. Bây giờ bộ đội vào, bà...trốn.

Chuyện do Xuân Đức kể: Quảng Trị dân chạy ào vào trong, ngăn cản không kịp. Ta chặt cầu Mỹ Chánh, họ đổ hướng đông, rồi lại ṿng đường tây. Hoang mang sợ. Thấy cờ mặt trận đâu, chạy ra lối khác. Chạy ra đầu xóm thấy cờ mặt trận lại chạy về.

       Nói cho ngay, bút kư của ông sau này đâu cũng thấy…ḅ, để gần gũi với sách truyện hơn, tôi trộm nghĩ sao không dón chuyện với cậu bé 11, 12 tuổi chạy từ Quảng Trị về Huế…Trên đường chạy trốn pháo, cậu bé vẫn mờ nhân ảnh với truyện kiếm hiệp Kim Dung, những đoạn đường ra Băng hải đảo của Trương Vô Kỵ, những thế vơ của Mộ Dung Phục. Và cậu đă bơi qua sông Thạch Hăn. Bơi lặng lẽ, không phải để dành tiền đ̣ thuê truyện Kim Dung, mà để chạy trốn cái chết. Đêm yên tĩnh lạ lùng.…

      20 năm sau… cậu bé người Quảng Trị lúc này là chuyên viên môn toán thống kê, ngồi ở thư viện Calgary tại Mỹ t́m tài liệu. Anh t́nh cờ thấy cuốn kiếm hiệp kế tiếp chưa in, anh ngồi đọc những chương chưa kịp đọc. Trong anh dâng trào chuyện 20 năm trước, thế là ngồi trong thư viện, anh viết truyện ngắn: Người cho thuê truyện

(…Khi sinh ra đời, tôi đă đi lại trên con đường này, mẹ tôi gánh hàng rong bán dọc Quốc lộ 1. Lớn lên, tôi theo bà vào ra đoạn đường tới thị xă Hải Lăng. Ngày hè, gió Lào miên man thổi, mẹ tôi dắt tay tôi một tay giữ chặt nón, hai mẹ con vừa đi vừa bị gió thổi bay trên đường. Thỉnh thoảng tiếng súng từng chặp dội về từ rừng. Tiếng Carbine gịn giă, CKC gióng một, Garand chát chúa. Nhiều năm súng đạn trở thành quen thuộc, trong cái bóng đổ dài của chiến tranh, cỏ vẫn mọc, người ta vẫn phải sống.

Đi học, tôi được mẹ giúi cho hai mươi đồng để ăn bánh ḿ lại trường, mười đồng đi đ̣ ngang. Tôi nhịn ăn dành tiền thuê kiếm hiệp. Mê đuổi theo số phận nhân vật, đôi khi tôi xài tạm tiền đ̣, vậy là tan trường, mùa hè cởi áo quần bơi qua sông Thạch Hăn về nhà.

Có lần, trên đường đi học tôi nh́n thấy một cái xác với những bao thuốc lá Ruby đỏ rơi vương văi, máu nhuộm chúng đă khô, không ai dám nhặt.

 Làng tôi bên sông đối diện với thị xă Quảng Trị, chiều chiều ánh điện chiếu xuống mặt nước soi lên tuổi mới lớn. Những đứa trẻ mới lớn hay mơ mộng, thích đọc truyện t́nh và kiếm hiệp, cả hai đều lăng mạn, kiểu khác nhau. Trong một con hẻm nhỏ ở gần chùa Tỉnh Hội, chạy sát bên thành cổ Đinh Công Tráng, dọc theo ṿng rào kẽm gai, một hôm tôi t́m ra đầu ngơ hẻm có cái bảng nhỏ đề “Cho Thuê Truyện”

Một ngày, tan trường về, tôi nh́n thấy nó từ sau chiếc cột điện, tôi đứng ngẩn người. Quán là căn nhà nhỏ, giữa hai chiếc cột là cái vơng dù xanh, một người đàn bà c̣n trẻ thường nằm ở vơng cho con bú, khi có khách mới đứng lên tới tủ sách, lụi cụi ghi chép.

Nhiều lần quen thuộc, tôi biết chị có chồng đi lính xa. Chị quê Dốc Miếu, gần cầu Hiền Lương, chạy vào thị xă mới vài năm trước. Chị ít nói, nhưng có nét đẹp kín đáo, dịu dàng, tần tảo. Trong tủ có truyện chưởng và tiểu thuyết văn học. Tủ sách của chị ngày càng đầy ắp, khách ngày càng đông bọn nhóc chúng tôi. Có lúc tôi vào nhà không có ai, tôi nằm lên chiếc vơng dù êm ái đến khi chị về. Lâu riết thành quen. Tuần nào thứ bảy tôi cũng ghé để t́m đọc một hai cuốn. Tôi đi t́m những thú vui trong chữ, trên giấy, ở ngoài cái thế giới mà tôi đang có, khốn khổ, chết chóc. Tôi đi t́m những con đường khác của đời sống.. Đối với tôi, cuộc đời vừa mới đến nhưng cũng vội tàn…)

       Đợi đến đây mụ chữ tôi len chân vào tiệm cho thuê truyện ở Sài G̣n…

      Ở Sài G̣n, không biết chắc khi nào có các tiệm sách cho thuê truyện nhưng chắc chắn là trước 1954 đă có loại tiệm sách này rồi. Theo ước tính trên báo Thời Nay ngày 7/9/1974, đến thời điểm đó có khoảng 2 đến 4 ngàn tiệm cho thuê sách ở Sài G̣n.

      Trước di cư năm 1954, tiệm cho thuê sách truyện chỉ xuất hiện trước các cổng trường. Thuê bữa nay, ngày mai trả, giá chỉ vài cắc. Đến năm 1954, trên đường Nguyễn Kim có tiệm Thái B́nh, do một phụ nữ người Bắc trạc ngoài 40 làm chủ. Muốn thuê sách phải đặt tiền thế chân, khoảng 10 đồng một cuốn, tiền thuê 5 cắc.

       Tiệm được cho là lâu đời có từ giữa thập niên 60 là tiệm Đức Hưng ở đường Trần Quang Khải. Tiệm này đáng nhớ v́ có sáng kiến cắt các kỳ truyện kiếm hiệp của Kim Dung, Cổ Long, Từ Khánh Phụng đăng phơi-ơ-tông trên báo, đóng thành từng tập để cho thuê khi các truyện này chưa xuất bản thành sách, nên độc giả rất thích.

 12/6/72 - Cam Lộ

Đường rộng toàn những xe đại xa, xe Hoàng Hà, xe Zin ba cầu. Những người lính đứng trong thùng xe, người nào người ấy nguỵ trang, nai nịt gọn gàng, súng cầm tay. Nhiều người ngồi ngả ngốn sau một ngày mệt mỏi, nhưng nhiều người đứng lên, nh́n về những nơi rất xa. Họ nghĩ ǵ vậy? Họ thấy cái thăm thẳm của rừng núi? Họ nhớ quê hương ở một góc nào đó của tâm hồn, trong họ vẫn có một mảnh đồng bằng rất nhỏ

của t́nh cảm. Nhưng giờ đây, ḷng họ hoàn toàn là rừng núi.
14/6/72

Chuyện người dân ở đây và lính rất nhạt nhẽo. Người lính về giải phóng quê hương, nhưng bị xem như kẻ ở đâu đến vậy. Người lính ngạc nhiên, tuy trên đất nước ḿnh, nhưng rất xa lạ. Họ có cách nghĩ, cách nói của người Trung bộ...

- Tui tuổi ri đă mười mấy lần chạy giặc chừ.

- Giặc là ai?

- Giặc là... pháo hè

Họ vẫn ra xem máy bay Mỹ, và cho rằng máy bay Mỹ không ném bom vào dân.

Một đồng chí kể chuyện tiếp quản Đông Hà:

-  To hơn thị xă Hà Đông. Ba cầu: cầu vào, cầu ra, cầu sắt. Toàn là súng và sách. Sách đốt không xuể (v́ sợ khói lên)

Sách của địch anh em lấy về cũng nhiều. C26 một tổ đài quan sát 6 người, 46 quyển hoàn toàn về văn nghệ. Cả C (chốt) thu gom 180 quyển. Một trạm 2 người mà 5 tiểu thuyết dày. Sau chính trị viên phải mang quang gánh lên gánh về đốt.

Sách đủ loại. Lược sử văn học Việt Nam, Truyện Kiều, Tự lực văn đoàn, thơ Vũ Hoàng Chương, Trạng Lợn, Tây Du, Tam Quốc, Toán đại cương,  Các tầng địa lư, 12 luận đề triết học. Một đồng chí nhận xét :”Truyện của nó không hay” (1)

       (1) La đà đến tao đoạn này, mụ chữ tôi ḅn mót trong Nhật kư chiến tranh cả trăm trang từ Bắc xuôi Nam năm 1972, ông phóng viên chiến trường đi “thực địa”, sau là nhà phê b́nh văn học thành danh ở Hà Nội, ngày 20-7-2012 ông có lời phi lộ:

“…Trong những điều tôi ghi ở đây từ 45 năm trước có nhiều điều nay tôi đă nghĩ khác, chữ nghĩa cũng phải khác. Nhưng để tôn trọng quá khứ của 45 năm trước, tôi xin phép vẫn giữ nguyên bản. Mong được sự đồng t́nh của các bạn…”.

5h chiều, ở Cam Lộ

Dọc đường xe tăng ḿnh, xe địch nằm ngổn ngang. Gặp nhiều xác chết nằm dang tay dang chân. Tôi rủ Nguyễn Đ́nh đi dọc bờ sông. Sông gợn sóng. Vớ được một xuồng, chèo quanh. Cam Lộ rất đẹp.. Ghé xuồng vào nhà bỏ trống của một sĩ quan địch ở ngay bờ sông. Nhà đầy sách vở.  Nguyễn Đ́nh gọi tôi vào hầm viên sĩ quan chỉ cho thấy một đống sách cao. Tôi nh́n đầu sách mới biết đó là truyện kiếm hiệp của Tàu.

        Bị chững lại với “truyện kiếm hiệp của Tàu”…bụng dạ mụ chữ tôi đồ là truyện chưởng Kim Dung. Các bộ truyện của Kim Dung ít tác giả nào của miền Nam so nổi về số lượng độc giả hâm mộ. Theo báo Thời Nay năm 1974, riêng bộ Cô gái Đồ Long (sau đổi tên là Ỷ thiên đồ long kư), tiệm Cảnh Hưng đă mua tới 100 bộ để cho thuê. Các truyện khác như Tiếu ngạo giang hồ, Lục mạch thần kiếm, mỗi tựa mua trên 10 bộ.

Hôm sau tới Đông Hà

Khát nước vào tiệm giải khát, bàn ghế ngă đổ chỏng gọng, không có bia, cà phê ǵ. Chọn một căn nhà to làm trụ sở Ủy ban quân quản. Anh em chỉ cho những thùng bia. Say, mát. Tôi vưa uống bia vừa đọc sách giáo khoa luận đề văn học. (2)

(2) “...Sau 75, ở Hà Nội, tôi làm nghề nghiên cứu văn học, tôi cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền văn học Bắc-Nam và nay t́m cách xét đoán.

Về tính nhân bản, giới văn học miền Bắc lư giải nghĩa thường giản đơn và cổ lỗ. Họ giải nghĩa rất…”mới” là tính nhân bản chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công.

Cách giải thích của miền Nam theo tôi hiểu của phạm trù ở các xă hội hiện đại. Là giúp con người đạt được bản ngă đích thực của ḿnh, để sống trọn kiếp nhân sinh…”

16/6/72

Tôi ngồi ở cụm chân tre đọc sách, dưới là con suối. Đàn ḅ đủng đỉnh xuống uống nước. Đi theo đàn ḅ là một ông cụ mặc áo rằn ri, nhưng lại đội mũ giải phóng, ở đây, người ta là thế, mỗi người đều mang trong ḿnh h́nh ảnh hai miền của đất nước.Tôi đang đọc quyển sách viết về chiến tranh (cuốn Ngài đại sứ, bản tiếng Việt), trong đó một nhân vật phụ nữ Mỹ cho biết mấy chục năm nay, VN của tôi liên miên chiến tranh, những thế hệ liên tiếp đă kế tiếp nhau cầm súng. Tôi nghĩ đến những người Đức, người Trung Quốc dẫu sao đánh nhau một hồi nay họ cũng đă được nghỉ. Chỉ ḿnh là c̣n đánh nhau. Nhớ một hôm, cũng bên một ḍng suối, một anh bạn nói:

- Đời con ḿnh mà c̣n đánh nhau, th́ đất nước này tan hoang chứ c̣n ǵ nữa?

18/6/72 - Một mùa hè Quảng Trị

Mặt đất đang bị mặt trời thiêu cháy, hay con người tự hủy diệt, tự thiêu cháy. Một anh bạn tả Quảng Trị (3): Bây giờ là phố xá của ruồi và ḅ. Quá nhiều ḅ lang thang.

(3) C3 đóng chốt tại dinh tỉnh trưởng Quảng Trị, không thấy tác giả t́m thấy sách vở ở đây. Cũng như các tiệm cho thuê truyện của cậu bé ngườu Quảng Trị.

Vượt qua con đường nhựa trộn đá rải kỹ. Những chiếc xe bị pháo tanh bành. Những khẩu súng. Những băng đạn (lần đầu tiên tôi thấy băng đạn dài như vậy, như một con rắn, nằm dài vắt ngang đường. Sau anh em bảo rắn cạp nong ǵ, đạn đại liên đấy).

Ở Hải Lăng

Tôi đang đi trên một vùng đất mà những cồn cát đi lún chân. Trên trời lúc nào cũng có tiếng máy bay, mây ùn ùn trên trời là cụm mây từ một đám đánh bom kéo lên, và thỉnh thoảng, lại có một vệt cháy. Đạn tăng tốc, lửa tóe ra trên bầu trời.

Tôi đang đi trên một vùng đất mà mặt đất xáo lộn, nh́n đâu cũng có những hố bom, vùng đất mà nhà cửa tung tóe. Biết đâu chỗ nào c̣n bom bi, chỗ nào c̣n ḿn. Và kia, biết đâu bữa trước, là nơi mà một người nào đó của hai bên vừa nằm xuống.


trích:
Người cho thuê truyện

(…Hàng chục ngàn quả đạn pháo từ bờ bắc sông Bến Hải, bắn qua giới tuyến, phủ chụp các căn cứ Đầu Mầu phía tây, Quán Ngang phía đông. Sau cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 bất thành, lực lượng du kích rút sâu vào rừng núi, t́nh h́nh tại Quảng Trị, Thừa Thiên khá yên tĩnh nhiều năm. Nhưng lần này là cuộc tấn công trực diện của miền Bắc: Các đoàn xe tăng tràn qua sông Bến Hải tiến về Đông Hà. Pháo dồn dập dọn đường cho bộ binh theo sau, được bảo vệ bởi các hỏa tiễn từ vùng phi quân sự.

Ba ngày sau, quân miền Bắc đẩy lùi các pḥng tuyến bảo vệ của quân miền Nam, tràn qua Cam Lộ, nơi có con đường 9 huyết mạch chạy từ Đông Hà qua Lào. Sự tham dự không lực Mỹ rất giới hạn do mệnh lệnh nào đó, gần như bất động trong thời gian này. Quân miền Nam tổn thất nặng, rơi vào hỗn loạn. Căn cứ Cồn Tiên thất thủ.. Cầu Đông Hà bị giật sập làm chậm bước tiến đối phương nhưng cũng chỉ được vài ngày. Dân chúng và chính quyền địa phương rút chạy về phía nam. Ngày 3 tháng 4, gia đ́nh tôi vào Huế, ở tạm nhà d́ tôi ở bến Đập. Ngày 6 tháng 4, hỏa tiễn bắn vào Đông Hà.

Hai tuần lễ yên tĩnh, một số dân chúng từ Huế, Đà nẵng lần lượt trở về nhà. Đến ngày 27 tháng 4, t́nh h́nh lại thay đổi, với các cuộc tấn công từ rừng núi phía tây vào căn cứ Ái Tử của Sư đoàn 3 bộ binh. Ngày 28 tháng 4, Đông Hà thất thủ. Bộ tư lệnh Sư đoàn 3 rút qua sông Thạch Hăn về thị xă Quảng Trị. Do cầu Ga bắc qua sông Thạch Hăn bị giật sập trong khi các toán quân cuối cùng của sư đoàn này và nhiều chiến xa, đại bác chưa kịp qua cầu. Các vũ khí nặng bị phá hủy bên bờ bắc, trong làng tôi, gây những tiếng nổ khiếp đảm hơn. Trên bến đ̣ Nhan Biều tôi qua lại mỗi ngày, những chiếc xe quân sự chúc đầu xuống nước nghi ngút bốc khói, mặt sông dầu loang loáng xanh lè.

Một ngày sau, trưa 29 tháng 4, xe tăng và bộ binh Bắc quân bắt đầu tiến qua sông. Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến, buộc phải rút khỏi thị xă Quảng Trị. Sư đoàn bộ binh rời khỏi cổ thành Đinh Công Tráng giây phút cuối. Lữ đoàn 147 rút theo đường số 1 đến bờ nam sông Mỹ Chánh, bị pháo kích nặng nề trên đường đi…) 

       “Bị pháo kích nặng nề trên đường đi”, khi không trong trí nhớ mù sương mụ chữ tôi qua sách báo năm 1972, quăng đường từ cây số 52 chỉ mươi cây số ngang Hải Lăng bị pháo của Bắc quân từ trên núi bắn xuống dân và lính đang bỏ chạy toán loạn, hàng ngàn người bỏ xác trên đường. Nên một khúc của đọan đường này có tên là Đại lộ kinh hoàng, là đọan đường trên 2 cây số giữa sông Thạch Hăn và Mỹ Chánh.

       Theo phóng viên báo Sóng Thần Ngy Thanh: Tôi tiếp tục lội xuống bãi cát hai bên đường, bãi phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi. Có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta chạy về phía có người tiếp cứu mình, trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu. Tôi thấy xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân và xác thường dân. Nhiều xác úp mặt chồng lên nhau, có lẽ bị bắn chết khi đang chạy tới để thoát hiểm và bị bắn từ sau lưng. Trước mắt tôi, ngay trên mặt QL1, là xác xe chiếc ngược, chiếc ngang, phần lớn giở mui không biết vì lý do gì. Một xác phụ nữ (xem tr 9) nằm bên vệ đường, mùi tử khí đã dịu thành mùi thối, thay vì mùi tanh nồng của xác người khi mới chết ít hơn hai tuần. Buổi tối về Huế để gửi bài, tôi gọi anh Đỗ Ngọc Yến, người ngồi cạnh anh Uyên Thao, tổng thư ký báo Sóng Thần. "Đại lộ kinh hoàng" là cái tên tôi chọn làm đề tựa bài viết.  

       Thế là mụ chữ tôi được thể trở về năm 1953, quân Pháp bị phục kích trên Quốc lộ 1 giữa Triệu Phong – Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Cả trăm người, cả hai bên bỏ xác trên đoạn đường cách Đại lộ kinh hoàng không xa. Nên nơi đây đă được kư giả Pháp gốc Do Thái Bernard Fall đặt tên là Dăy phố buồn hiu (Street without joy).

       Năm 1967 trở lại VN, Bernard Fall theo chân Tiểu đ̣an1, Trung đ̣an 9 TQLC Hoa Kỳ, trong cuộc đổ bộ bằng trực thăng Chinouk II tại chiến địa cũ. Ông nhảy xuống và đạp phải ḿn và chết tại đây. Nếu như “Dăy phố buồn hiu” có tên trong bản đồ quân sự  thời ấy th́ "Đại lộ kinh hoàng" cũng có tên trong chiến sử năm 72. 

25/6/72

Một pḥng tuyến mới h́nh thành, sông Bến Hải thay bằng sông Mỹ Chánh.

Đêm đêm, lúc thấy pháo sáng rơi nơi đó, B52 thả, quân hai bên thọc sang nhau. Thành phố bị tàn phá. Khi tôi viết những ḍng này, tiếng ùng oàng của những loạt pháo nghe rơ hơn hết. Một thằng liều như tôi, nhiều lúc vẫn phải tính chuyện xuống hầm. Địch đổ bộ nghe gần đây, cách 8 km. Suốt ngày ở Quảng Trị này, đại diện những đơn vị pháo, bộ binh đến trao đổi, phối thuộc. Tiếng chuông điện từ đủ các B dội về, nghe cập rập đến nơi rồi. Những ngày xả hơi của người lính như đă qua, bắt đầu căng thẳng.

4/7/72

Người Quảng Trị quen hút thuốc, mấy bố con chạy loạn cũng ngồi xuống bờ ruộng nhàn tản hút thuốc. Bố dúi cho con bịch thuốc chưa thái. Mấy đứa con thay nhau ôm bị báo làm giấy. Chạy loạn ông bố mang theo cái kéo và đứa con buồn t́nh lại lôi ra cắt giấy. Tôi không khỏi ph́ cười khi trong số những báo mang ra làm giấy quân thuốc có những tạp chí gọi là Hành tŕnh, Tŕnh bầy...Tôi cầm từng tờ rời nên đọc đứt đoạn.và nghĩ giá kể ḿnh thành một người viết về trí thức miền Nam th́ cũng khối việc để làm.

18/7/72

Nghe nói có thêm nhiều đơn vị vào tham chiến. Chiến trường bây giờ cả thảy đâu 6 sư đoàn, chưa kể những đơn vị phối thuộc. Mặt đất Quảng Trị đă nát tương ra v́ những trận càn, những trận đánh bốn năm trước (Mậu Thân 1968), nay lại đang phải tự chứng tỏ một khả năng chịu đựng mới. Bao nhiêu là bom đạn dội xuống trên những ngả đường, dọc những con sông, con suối. Vậy mà bộ đội vẫn cứ ùn ùn kéo tới. Những người lính như một thứ nấm đất, một thứ con của đất, đội đất, đội cỏ mà lên.

Chiến tranh đă bùng nổ đến mức cao nhất. Nhịp điệu nh́n bề ngoài c̣n chậm. Chưa thấy có những trận đánh lớn. Kẻ địch đang muốn ta đánh theo cách của chúng. Phi pháo nhiều quá. Lúc nào cũng nghe anh em kêu: “Nếu không có máy bay th́...”.

19/7/72

Ai đó kể: Lính năm nay trẻ quá, nghe thấy có B52 là quắn đít lại: “Thủ trưởng ơi làm sao bây giờ”. Một ông thủ trưởng phải lấy gậy quất anh em về hầm. Dập cả một cái gậy. Lính kể giá ai cũng như thủ trưởng của các em, th́ ḿnh thắng từ lâu rồi. Đằng này thủ trưởng các bạn ây chả ai tiến lên, các em nh́n lại không thấy thủ trưởng đâu cả.

Nghe cấp trên dặn để địch tới 15 m mới bắn. Nhưng một cậu để gần tới,...gần tới th́ ngoảnh lại: “Nhưng mà là...người Việt ḿnh, không bắn được thủ trưởng ạ“.

18/9/72

Đi Quảng Trị về. Trong một buổi tối bàn luận về thời sự.

Phạm Tiến Duật: Ḿnh bảo nó chiếm lại Quảng Trị cho mà xem. Đoán rồi, chỉ mong ḿnh sai, nhưng lại toàn thấy đúng cả. Ấy thế mà nó chiếm lại Quảng Trị cách đây hai hôm, hoá ra ḿnh đúng thật. (16-9-1972). Sau đó ḿnh cứ thắc mắc, sao ḿnh không thắng nó. Bây giờ  hiểu rồi, phong kiến phải thua tư bản, th́ tất nhiên rồi.

Xuân Sách: T́nh h́nh này, không ngừng đánh nhau th́ chiến tranh kéo đến bao giờ. Không biết người ḿnh say đánh nhau hay sao đấy. Ông Duẩn có lần bảo đánh cho đến lúc nó phát chán th́ thôi cơ mà. Hoá ra chính ḿnh phát chán chứ không phải nó chán..

Phạm Tiến Duật: Ta đă quay bốn năm chiến đấu. Có ai biết đâu rằng kỳ này, dân t́nh nát bét ra, ai cũng muốn thôi. Bây giờ, mà lên rừng ấy à có ma biết rằng mọi chuyện sẽ ra sao nữa. Ở trong đó họ có câu: Năm nay ăn tết rừng xanh - Sang năm ăn tết ở quanh rừng già - Anh ơi cố gắng nuôi gà - Để ta lại chuẩn bị ăn tết rừng già rừng xanh.

trích: Người cho thuê truyện

(…Ngày 1 tháng 5, (4) quân miền Bắc chiếm thị xă Quảng Trị.

(4) A! Tôi nhớ ra rồi: khi này ông phóng viên Hà Nội được lệnh đeo ba lô vào Quảng Trị.

Dân chúng tiếp tục ra đi trong hoảng loạn. Họ chia làm hai ngả, trên quốc lộ mới hoặc rẽ xuống quốc lộ cũ, phía biển. Quảng Trị nhiều cát, nhiều sông, nhiều rừng, v́ vậy chỉ cần đến b́a rừng là đă đặt đường quốc lộ chính vào tầm mắt, lọt vào tầm đạn. Khi các đơn bị địa phương quân bảo vệ các trục lộ giao thông rút đi, quân miền Bắc dễ dàng đưa súng lớn vào trong một đêm. Một vài khẩu đại bác từ trên các đồi cao, từ các điểm cao, thừa sức uy hiếp đoạn đường từ thị xă vào Huế. H́nh như họ đă kiên nhẫn chờ và t́m cách dùng bộ binh để đẩy lui đoàn người tị nạn. Đến một lúc không thể ngăn cản được, họ đă nổ súng, đạn đại bác rót ngay vào giữa mặt đường lộ, trên đầu những người di tản. Tiếng đại bác rít trên đầu chúng tôi, tiếng nổ gầm vang, lửa, khói dày đặc, tiếng la hét, í ới, tiếng than khóc, tiếng rên rỉ, hoảng hốt. Đạn bắn rất gần, tiếng súng chống tăng M72 của quân miền Nam, B40 của quân miền Bắc, súng cối, AK 47 đinh tai, M16 sát thương khủng khiếp. Đoàn người chạy ngược lại tới cầu Bến Đá, cầu cũng vừa bị giật sập. Chúng tôi cùng với một số người bơi qua sông. Tôi và cha tôi chạy qua những rú, những truông, cỏ lau mọc phất phơ cao ngất, những đồi sim tím, muồng muồng đen, tre cào xước mặt, mây quấn lùng nhùng. Ngó xuống, bắp chân đầy máu v́ gai nhọn. Chạy qua một căn nhà trống, gió thổi tơi bời phên liếp, trước cái cột nhà đen bóng, cha tôi dừng lại. Tôi nh́n qua vai ông, trên cột treo tấm lịch. Tờ lịch đứng lại ngày 30 tháng 4.  

Nỗi sợ hăi khủng khiếp khi bạn chạy lạc, lọt vào tầm đại bác, úp mặt trên cỏ, thân xác phơi ra, không có ǵ bảo vệ, tiếng depart, tiếng đạn réo trên đầu. Cha tôi cầm tay tôi chạy hốt hoảng giữa đoàn người. Tôi lạc mất cha tôi, giữa những cái xác. Đêm tôi thức dậy một ḿnh, nằm trong một cái hố cát nhỏ trong vườn cách xa quốc lộ vài chục mét.. Có một tấm vải bạt đắp ngang người tôi, như thể có một người nào đi ngang qua và đắp cho tôi. Đêm mùa hè, sao trời sáng rực, Tôi ngồi dậy, mỏi ră rời, lắng nghe tiếng ve sầu bàng bạc lưng chừng cây như khóc than, báo cho tôi biết rằng đây không phải là nơi trú ẩn an toàn. Tôi nhắm mắt lại. “Ba”. Tôi gọi khẽ. Không tiếng trả lời.

Giữa chiến tranh, không có một niềm hy vọng nào cả, tôi nằm đó, nh́n sao, qua những cành lá, cỏ may, cỏ hổ ngươi, một nỗi buồn từ từ dâng lên như khi bạn đi vào giấc mộng, cánh cửa sập lại đằng sau và bạn sống với những quy luật khác. Chỉ vài năm nữa thôi nếu chiến tranh tiếp diễn, tôi sẽ phải cầm súng. Đây là đất nước tôi, đây là ngày mai, nhưng tôi chẳng có tiếng nói, không ai có quyền quyết định trước số phận. Tại sao nằm giữa chiến tranh, kề cận cái chết, tôi lại nghĩ những điều mông lung, tôi muốn nghĩ một điều ǵ để quên đi hiện tại, tôi muốn ghi nhớ v́ ngày mai xóa sạch ngày hôm nay. V́ nỗi thương tiếc chẳng làm nên tích sự ǵ. Tôi đă bơi qua ḍng sông cùng với cha tôi, rồi thất lạc, rồi tôi bơi một ḿnh qua ḍng sông khác…) 

Hà Nội 18/1/1973 - Chờ đón hội nghị Paris

Nguyễn Khải kể, gặp ông Chế Lan Viên cho một câu phủ đầu: “Dân Hà Nội phấn khởi lắm, anh nào cũng muốn đánh nữa“. Nguyễn Khải đă định nói thật: “Tôi tưởng thế là ḿnh đành chịu rồi c̣n ǵ nữa nghe tin Hà Nội đang cạn kiệt hoả tiễn Sam. Nhưng chưa kịp nói, lại nghe ông chửi Liên Xô, Trung Quốc. Khải định ”phang“ lại một câu nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy không căi lại được với ông này, nên lảng sang chuyện khác.

Vương Trí Nhàn: Dạo này ông Khải muốn giữ thân để nay mai có ǵ để viết chứ.

Nguyễn Khải: Đúng, dạo này tôi trốn biệt. Gặp những ông như ông Nguyễn Tuân thấy cũng không nói chuyện được nữa. Ông ấy lại trách nước nọ, trách nước kia mới thấy ông ấy cũng là người của một thời. Rồi gặp lăo lờ phờ như Tế Hanh lại càng chán tợn..

Vương Trí Nhàn: Tôi chỉ không hiểu sao Mỹ nó lại có thể chịu kư một hiệp ước ḥa b́nh với ḿnh như thế. Mỹ nó cũng biết không phải nó đứng bên bờ vực thẳm, mà là ḿnh bên bờ vực thẳm. Mỹ biết rằng ḿnh đă bị lừa nhiều rồi. Rằng ḿnh rất cay mấy tay kia.

Rồi cả đám cùng trở lại chuyện chung

Huy Du: Một đại tá làm báo Quân đội Nhân dân bảo t́nh h́nh này mà dân Hà Nội chưa nổi lên, th́ cũng lạ. Rối ren, bế tắc.

Bùi B́nh Thi: Rối ren thật v́ ông Lê Duẩn đă nói phải 15 năm nữa. 15 năm mà đồng bào miền Nam c̣n tin yêu đảng th́ chúng ta sẽ có thống nhất.

Huy Du: Chính các ông Việt cộng giải phóng không muốn thống nhất chứ ai. Xem, như thằng Xuân Hồng Nam bộ origine, ra đây nó có chơi với thằng nào không, nó chỉ muốn chuồn về Nam. Thằng Bắc muốn thằng Nam cũng thành XHCN như ḿnh, th́ theo đúng lư luận của chủ nghĩa Mác hăy để cho thằng Mỹ đầu tư vào, sản sinh ra giai cấp công nhân mới, rồi những người cách mạng ấy sẽ làm cách mạng đổi thay. 

5/3/73 - Chuyện người trong Nam ra ngoài Bắc

Phan Nhật Nam theo ra trao đổi tù binh về viết (mới đầu tôi nghĩ có đúng thế không hay chỉ là đồn bậy?)  người ta đă biến Hà Nội thành một thành phố vô tínhmột thành phố không có người. Cái câu: “Tôi bước đi, không thấy phố, thấy nhà” của Trần Dần cần phải thay bằng: “Tôi bước đi không thấy phố, thấy người”.

Ra Bắc, đám sĩ quan Sài G̣n người gốc Hà Nội chẳng thiết về thăm nhà ḿnh, toàn đi chụp ảnh. Ra công viên họ chụp một dăy ghế đá vắng người. “Đây Hà Nội chủ nhật”. Và chụp một bức tường mà rất nhiều người Hà Nội đều biết, với ḍng chú thích: “Bức tường này, gần 20 năm trước, chúng ta rời Hà Nội ra đi, giờ vẫn như vậy”.

Về lại Sài G̣n, Phan Nhật Nam viết lên báo:

- Chính là các anh cần phải được giải phóng, chứ không thể giải phóng ai hết.

Rồi mọi sự hoá nhênh nhang nhoè nhoẹt như cháo vữa, v́ chính ḿnh viết một bài báo mọi người truyền tay đọc trong Tài liệu tham khảo: “Ngày tù binh Mỹ cuối cùng về nước, nét mặt người ở lại không thấy một thoáng căm thù”. Thế là thế nào? Hay người dân ở đây đă bắt đầu hiểu rằng tai vạ không phải do những người Mỹ kia gây ra.

Tiếp đến ḿnh bới ra chuyện cho rắc rối thêm. Nhân Xuân Thiều đi Hội nghị nhà văn Á Phi, kể một ít chuyện về Chế Lan Viên. Đâu như tại hội nghị, ban tổ chức nó không treo cờ miền Nam Việt Nam. Ông Chế Lan Viên thắc mắc, làm om cả lên. Rơ thối inh.  

16/3/73 - Chuyện người ngoài Bắc vào trong Nam

Có tin cán bộ trong kia của ḿnh bị đánh. Ở Huế dân đánh cán bộ thực sự? Chả là trong ngày lễ cầu siêu cho những người bị chết Tết Mậu Thân năm 1968. Lúc ấy chỉ cần ai lỡ mồm nói ngược, với lại xúi bẩy một chút thôi, là chết với người ta ngay.

Nhân đây nói một chuyện cũ của Huế. Nhiều người nghe được từ phía bên kia, đều bảo rằng năm 1968 là năm ta tàn sát dân khá nặng. Một chỉ huy mặt trận phía nam Huế là ông Thân Trọng Một đă có lần thú nhận chuyện ấy...Phải chăng, đó là một sự thất bại?  

Thêm chuyện nữa: Lần đầu tiên, sĩ quan ḿnh vào Sài G̣n, và sĩ quan bên kia ra Hà Nội. Bên kia rất trẻ. Ở Sài G̣n ta cho đi toàn những ông già. Ḿnh nghĩ ḿnh khôn, nhưng có phải khôn hết đâu. Ngay cả những người nhanh nhẩu nhất của báo chí, cũng có những chỗ hớ. Phương Tây đưa tin: “Trung tá Bùi Tín bắt tay một sĩ quan nguỵ. Nó không bắt”. Ông này tương một câu thối hoăng: “Thế anh không hoà hợp dân tộc à?”.

Những buổi “tiễn” Mỹ về nước, là một dịp để cho các nhà báo của ta có dịp được gặp rất rộng răi người của phía bên kia. Khốn nạn, không ai dám hé răng hỏi và trả lời họ câu ǵ. Nếu có th́ lại thở ra toàn những câu ngớ ngẩn:

- Ra đây, thấy B52 nó đánh Hà Nội anh có đau xót không?

- Vâng, chúng tôi cũng đau xót, như đau xót khi thấy các ông tàn sát dân Huế.

Sau chuyện rơ ra, khi Hoàng Phủ Ngọc Tường ra Hà Nội, tôi và Bảo Định Giang ra sân bay đón, oai lắm. Hôm sau Giang thết tiệc linh đ́nh. Nhưng ít lâu sau lộ ra chuyện ông Tường nặng tay với dân Huế. Rồi dần dần, người ta quên ông Tường. Bảo đi nước ngoài bao nhiêu lượt rồi, đoàn nào cũng trượt. Định đi Rumani người ta lại nói thôi. Bảo đi theo anh Nguyễn Đ́nh Thi sang Đức. Không, ông ấy ở chiến trường ra, to lắm. Không biết chừng nay mai ông Tường muốn về Quảng Trị cũng không có tiền ôtô mà về

trích: Người cho thuê truyện

(…Sau nhiều giấc ngủ chậm chờn, những giấc mơ ngắn, mồ hôi ra đầm đ́a, tôi ngồi dậy, từ trong cái hố cát nhỏ trong vườn bên Quốc lộ 1. Tôi ḅ quanh t́m trái mít rụng, t́m dễ nhờ mùi thơm. Đó là một trái mít ướt, tôi úp mặt xuống, ăn ngấu nghiến. Khi đă no, tôi bắt đầu nghe tiếng dế kêu trong cỏ, con dế nào vừa ra khỏi hang đi t́m bạn.

Tôi nhớ lại những buổi chiều ngồi trên vơng ở tiệm cho thuê truyện. Tôi la đà đọc, nhẩn nha, theo dơi tâm sự của Kiều Phong, sự lầm lỡ của Nhạc Linh San, cuộc phiêu lưu của Tiêu Lĩnh Vu. Đang học ban toán, tôi bỏ bê, bài tập về nhà không chịu làm. V́ có thói quen theo kịp những đoạn đường ra Băng hải đảo của Trương Vô Kỵ, những thế vơ của Mộ Dung Phục…Ngơ hẻm, chị chủ nhà đứng chờ sau tủ sách, cây bút ch́ trên tay chậm chạp ghi tên bạn lên cuốn tập học tṛ. Người đàn bà ấy ghi thật chậm vừa chép vừa đánh vần, đôi khi đọc thành tiếng. Như vậy tôi có cả buổi chiều, cơn mưa đám mây, bến đ̣ ngồi đợi, chuyến đ̣ cuối cùng ngày thứ bảy, chiếc vơng trước hiên nhà, dưới dàn thiên lư hoa thơm. Tôi nằm trên vơng, trong im lặng của vùng quê yên tĩnh, như có chiến tranh mà như không có chiến tranh.  

Tôi sống giữa những nhân vật kiếm hiệp, và những nhân vật ấy, người tay đao tay kiếm, rút nhanh như chớp. Một kiếm sĩ khí phách dám xông vào sơn trang mà chủ nhân là kẻ tà đạo, tất nhiên. Kiếm sĩ ngồi đó, khiêm tốn và nhẫn nại, như lịch sử. Cho đến khi chẳng đặng đừng, liền cầm tách trà bằng sứ lên thuận tay liệng ra cửa sổ. Tôi cũng ngạc nhiên, thất vọng. Câu trả lời tất nhiên thuộc về tác giả, ở chương sau, trong một cuốn sách h́nh như Sài G̣n chưa kịp in, hay chị chủ nhà cho thuê chưa kịp mua về. Tôi chỉ nhớ tôi đợi dài cổ xem chương tiếp, không ngớt thắc mắc về số phận nhân vật.

Nhưng chương kế tiếp không bao giờ đến, trang sách bị xé rách, tan hoang. Tôi sống lẫn lộn giữa kư ức và tương lai, giữa ảo tưởng của hiện tại và nỗi mơ hồ của tương lai. Văn học làm giàu trí tưởng tượng chừng nào càng làm chúng tôi xa rời sự thật chừng ấy, một thế hệ lớn lên mơ mơ hồ hồ, chẳng biết trong chiến tranh phía nào đúng, phía nào sai. Cả một dân tộc, hay ít nhất một nửa, như mê đi, như khờ dại, một tâm trí văn hóa mù mờ lẫn lộn, không thực tế, không sẵn sàng trả lời các vấn nạn trước mắt… 

Sáng hôm sau, đă yên tĩnh, tôi đi ngược về phía bắc, giữa mùi thuốc súng, mùi bánh xe hơi và nhựa đường cháy khét, chạy lúp xúp bên đường. Sắp tới ngă ba Long, tôi nh́n thấy một xác chết nằm ngay trên vệ cỏ, khuất sau một chiếc xe đ̣ bị bắn cháy. (5)

(5) Đây có thể là sự trùng hợp, có thể là xác phụ nữ (?) mà phóng viên chiến trường tên Ngy Thanh của báo Sóng Thần đă gặp trên QL 1 - xem tr 5.

V́ chiếc xe chắn ngang mặt đường, tôi phải đi ṿng ra sau một đám cỏ khá cao. Đó là một người phụ nữ trông hăy c̣n trẻ, một tay ṿng trên bụng, một tay xoải ra, bàn tay khuất trong cỏ như một người đang ngủ. Hai ống quần rách tươm để lộ bắp đùi.

V́ sao người dân rùng rùng bỏ chạy, không ở lại với ruộng đồng phố thị của ḿnh, người Gio Linh bỏ khu phi quân sự chạy vào Đông Hà, người Đông Hà chạy vào Quảng Trị, người Quảng Trị vào Huế. Bắc quân tấn công các lực lượng quân sự, tuy nhiên, khi nào đám người ấy bị mắc kẹt giữa các mục tiêu quân sự, th́ họ cũng sẵn sàng hy sinh dân lành, lối hành xử bạt mạng như pháo kích bừa băi đă xảy ra. Có lẽ chiếc xe đ̣ của người phụ nữ đă trúng phải ḿn hay B40 v́ sức ép, tôi chỉ đoán thế. Trên người không một vết thương nào khác. Khi sắp bước đi, tôi bỗng giật ḿnh, quay lại nh́n khuôn mặt một lần nữa. Tôi đau nhói như bị bắn vào ngực.  

Dáng người và khuôn mặt ấy, tôi không thể lầm, đó là chị chủ nhà tiệm cho thuê truyện mà tôi vẫn gặp hàng tuần. Tôi tới gần hơn, phía cánh tay của chị duỗi thẳng, tôi nh́n thấy trong cỏ cao một bàn tay cháy xém, các ngón tay chỉ c̣n xương và gân…) 

Những ngày ḥa b́nh đầu tiên

Tôi đón nghe tin hoà b́nh vào buổi tối 23/1. Tôi say say như vào một đêm giao thừa. Tôi chịu không nổi, phải đi ra đường phố. Đèn sáng trưng. Đêm yên tĩnh.

Đi đâu cũng nghe những tiếng gơ của bánh xe ḅ chở than, tiếng móng ḅ đập trên đường. Chuyến xe đen, người đánh xe ḅ đen, gió bốc lên, làm đen cả những mặt người. Ban đêm nh́n theo bóng dáng một khối lùm lùm trên đường, chỉ thấy ngọn đèn xe lắc lư. Rất khuya, tôi lắng nghe tiếng bánh xe lăn. Trong đêm tối, tôi nghe từ ḷng đường tiếng móng ḅ điểm đều đều từng nhịp trên đường. Tôi nghe rơ từng tiếng một, cái thứ tiếng móng ḅ đó. Nó thanh, khô, gọn, mà lại thoáng như là ngân lên trên đường phố. Đất nước của tôi chỉ có thế thôi, trung cổ một cách không thể lẫn với đâu được.

Tôi bắt gặp người đánh xe như đang thiu thiu ngủ, như đang sống qua đi cho xong chuyện. Nhưng con ḅ vẫn đi, cái xe vẫn sống. Trong khi đó, con ḅ cứ chầm chậm đủng đỉnh mà đi. Người đánh xe c̣n mải nghe ǵ đó.

Cùng lúc, tôi nghe tin hoà b́nh ở đầu đường Lư Nam Đế, chỗ vườn hoa hàng Đậu. 

trích: Người cho thuê truyện

(…Đêm trước, tôi thức dậy mấy lần v́ tiếng mít rụng trong mơ hồ lẫn lộn. Nằm không xa tôi mấy là chị, mắt tôi mờ thấy chị lẩn khuất từ một thành phố trong bom đạn. Khuôn mặt trong cát bỏng xao xác. Nghĩ đến chị, tôi lấy lại can đảm, tôi ḅ dậy vừa đi vừa chạy qua đoạn đường dài, băng qua thị xă, chạy qua trường Bồ Đề, xuống bến đ̣, bơi qua sông Thạch Hăn, một ḍng sông mà sau này tôi sẽ bơi ngược trở lại…

Gió mùa Quảng Trị thổi nhiều giọng. Rú từng đợt khi qua đèo Lao Bảo, nỉ non ŕ rào cuốn bụi đỏ từ Dốc Miếu lời nhắn gởi của gió, lời nhắn gởi của tiếc thương. Tôi đă bơi qua sông Thạch Hăn. Bơi lặng lẽ, không phải để dành tiền đ̣ thuê truyện Kim Dung, mà để chạy trốn cái chết. Đêm yên tĩnh lạ lùng. Mùi mít mật dâng lên từng đợt. Tôi ngửng đầu, sao băng chi chít. Có một ngôi sao sáng hơn cả, tôi bắt chước ai đấy cầu nguyện cho cha mẹ anh chị không ai c̣n phải chết v́ súng đạn hay v́ hận thù.

Ngôi sao băng ấy có lẽ nghe được lời cầu nguyện của tôi nên vạch một đường thật dài, thật chậm, như linh hồn người đàn bà cho thuê truyện quê Dốc Miếu đă bay lên cao c̣n nh́n ngoái lại quê ḿnh ở cuối dốc có cái miếu…)

                        --------------------------------------------------------

      Từ anh bạn trẻ bơi qua sông Thạch Hăn trong đêm về Quảng Trị, về lại con hẻm nhỏ gần chùa Tỉnh Hội để t́m cái bảng đề ba chữ: “Cho thuê truyện” (tôi đồ chừng vậy), như tấm mộ bia cắm trên nấm “mộ chữ”. Thêm người Hà Nội làm văn học, ông vác ba lô hơn năm tháng trời loanh quanh Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị nhặt nhặn sách truyện trong khi lang thang trên phố xá đổ nát.

      V́ vậy khi này, mụ chữ tôi ngồi với cái bàn gơ, mơ sớm chuông chiều về căn nhà ở đường Thiệu Trị. Tôi mường tượng lăo Năm đạo tỳ say xỉn đi ra từ cái nghĩa địa lùm lùm những mồ mả có cái tháp cao nghều nghệu là cái ḷ thiêu. Mụ chữ tôi hấm húi đi theo lăo ra đường Trương Minh Giảng có tiệm cho thuê truyện, có cái quầy sách nhỏ…

 

Thạch trúc thảo lư
Bính Dậu 2017
Ngộ Không Phí Ngọc Hùng
thêm bớt 2018, 2019)
Nguồn: Lăo Năm đạo tỳ - Vĩnh Khanh
Nhật kư chiến tranh 1972-1973 - Vương Trí Nhàn
Người cho thuê truyện - Nguyễn Đức Tùng
Tiệm cho thuê sách, dấu ấn một thời - Phạm Công Luận

 
 

BODY font: Arial, 14 pt