Câu chuyện "ông Putin săn hổ"
giúp kênh truyền hình Pháp "vinh dự"
nhận giải tin tức giả

 

Nguoiduatin

Tại buổi lễ trao giải Bobards d'Or (Trò chơi khăm Vàng) ở Paris, do Quỹ Polemia tổ chức, một số câu chuyện tin tức giả mạo lố bịch nhất trong những năm qua đã được vinh danh với tượng vàng được mô phỏng theo giải Oscar. Tuy nhiên, tượng vàng này lại là Pinocchio – tôn vinh những tin tức dối trá.

Tiêu Ä?iá»?m - Câu chuyá»?n 'ông Putin sÄ?n há»?' giúp kênh truyá»n hình Pháp 'vinh dá»±' nhận giải tin tức giả

Giải thưởng được trao cho 3 hạng mục: “Trò chơi khăm truyền thống” cho các câu chuyện nội bộ của Pháp, “Trò chơi khăm quốc tế” cho các câu chuyện về các vấn đề đối ngoại, “Trò chơi khăm Ao vàng” - cho cách mà các phương tiện truyền thông phản ánh với cuộc biểu tình gần đây ở quốc gia này.

Một trong những người biểu tình Áo vàng là Fiorina Lignier, người đã mất một mắt do lực đạn của cảnh sát, thậm chí còn được mời làm một trong những giám khảo.

Trong số 15 ứng cử viên ban đầu, cuối cùng các giám khảo đã chọn ra các hạng mục chiến thắng. Tin tức được vinh danh cho “Trò chơi khăm quốc tế” là một câu chuyện liên quan đến Nga. Trong trường hợp cụ thể này, Nga không bị buộc tội bịa đặt tin tức giả mạo, mà lại được minh oan là nạn nhân.

Tượng Pinocchio vàng dành cho bản tin do kênh truyền hình France 2 phát hành vào tháng 8/2018 về thói quen nghỉ mát xa hoa của các nhà lãnh đạo thế giới, trong đó kênh truyền hình này cho rằng ông Putin đã từng đi săn hổ.

Thậm chí bản tin còn cung cấp hình ảnh nhà lãnh đạo Nga ngồi cạnh con hổ bất động nằm dài trên đất như thể đang tự hào về chiến lợi phẩm.

Ngoại trừ việc hình ảnh là có thật, mọi thông tin còn lại đều sai hoàn toàn. Những hình ảnh này được lấy từ một báo cáo năm 2008 về một chương trình bảo tồn hổ quốc gia và Tổng thống Vladimir Putin đang làm điều ngược lại với việc giết chết một loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trên thực tế, nhà lãnh đạo Nga chỉ đang đặt vòng đeo cổ theo dõi GPS lên con vật trong nỗ lực bảo vệ loài vật quý hiếm.

Khi nhận được báo cáo về sai sót của mình, kênh truyền hình France 2 đã ngay lập tức rút bỏ bản tin ra khỏi trang web. Dẫu vậy, đại diện của France 2 vẫn chống chế cho rằng đây không phải là tin giả mà là "lỗi vô ý".

Cách giải thích này ngay sau đó đã vấp phải sự chế giễu của nhiều cư dân mạng. Cựu ứng viên tổng thống Pháp Jean-Luc Melenchon gọi câu chuyện của France 2 là "chiến dịch tuyên truyền chống Nga thô thiển, do một nhóm giả mạo khuấy động".

More reading